Theo đánh giá của Palo Alto Networks, nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng toàn cầu thì xu hướng đó được thúc đẩy bởi quá trình đẩy mạnh chuyển đổi số và thay đổi các mô hình tấn công mạng.

Ông Tatchapol Poshyanonoda, Giám đốc khu vực Thái Lan và Bán đảo Đông Dương của Palo Alto Networks cho biết: “Chi tiêu cho CNTT và an ninh mạng của Thái Lan dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, mặc dù các doanh nghiệp phải đối mặt với ngân sách hạn chế khi họ đẩy mạnh việc chuyển đổi số”.

{keywords}
Thái Lan đầu tư mạnh vào CNTT và an ninh mạng bất chấp đại dịch

Ưu tiên của các công ty là phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ nhân viên làm việc tại các địa điểm linh hoạt, ứng dụng dịch vụ đám mây cho khả năng mở rộng và giảm đầu tư trực tiếp, cũng như tiết kiệm chi phí, ông Tatchapol nói.

Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tối ưu hóa các hệ thống và thiết bị hiện có để giảm chi phí bảo trì.

Ông Tatchapol cho biết, nhu cầu bảo mật đám mây được nhấn mạnh bởi sự phát triển của các ứng dụng đám mây. Chẳng hạn như chính phủ Thái Lan đã phát triển một ứng dụng truy vết liên lạc - Thai Chana, trên đám mây nhằm đáp ứng khả năng mở rộng.

Trong nửa đầu năm 2020, chi tiêu an ninh mạng tại Thái Lan chủ yếu là các yếu tố liên quan được quy định theo Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA), bao gồm cả chữ ký điện tử. Theo đó, PDPA dự kiến có hiệu lực đầy đủ vào tháng 5 năm nay sau thời gian ân hạn một năm. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 nên chính phủ Thái Lan đã đồng ý hoãn thi hành hầu hết các chương trong Đạo luật thêm một năm nữa nhằm giúp cho các khu vực công và tư nhân có thêm thời gian chuẩn bị.

Ông Tatchapol Poshyanonoda cho biết, các dịch vụ đám mây ở Thái Lan được dự báo sẽ tăng 29% từ năm 2018 đến năm 2025, với giá trị thị trường dự kiến sẽ đạt 31,5 tỷ baht vào năm 2025, dựa trên dự báo của Cơ quan Xúc tiến Kinh tế số.

Bảo mật dựa trên đám mây được báo cáo là giải pháp an ninh mạng được áp dụng phổ biến nhất ở Thái Lan, chiếm 70%. Các công cụ quen thuộc như phần mềm chống phần mềm độc hại và phần mềm chống vi-rút vẫn còn phổ biến ở nước này, chiếm 61%, trong khi đó các mạng diện rộng được điều khiển bằng phần mềm chiếm 60% và bảo mật cho mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm (SaaS) cũng được áp dụng rộng rãi với 42%.

Khi Thái Lan trở thành nhà cung cấp đầu tiên cho 5G tại khu vực Đông Nam Á, 28% các công ty được khảo sát ở Thái Lan đã mạo hiểm đầu tư vào bảo mật 5G cho Internet vạn vật (IoT), ông Tatchapol nói.

Ông cho biết 75% các công ty được khảo sát ở Thái Lan đã tăng ngân sách an ninh mạng từ năm 2019 đến 2020.

Cuộc khảo sát này là một phần trong báo cáo “Tình trạng an ninh mạng ở khu vực Đông Nam Á” được phát hành gần đây của công ty Palo Alto Networks, họ đã tiến hành khảo sát 400 công ty ở Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines, trong đó mỗi quốc gia họ khảo sát 100 công ty, trong thời gian từ ngày 6 đến 15/2 vừa qua.

Kết quả cho thấy, khoảng 40% các công ty được khảo sát ở Thái Lan đã báo cáo phân bổ hơn một nửa ngân sách CNTT của họ cho an ninh mạng.

Điều này chủ yếu xuất phát từ sự tinh vi của các mối đe dọa (75%), nhu cầu nâng cấp các khung phần mềm hiện có để kết hợp tự động hóa (69%) và khả năng đối phó với khối lượng tấn công ngày càng tăng (68%).

Ông Tatchapol cho biết, Palo Alto Netwworks đang cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho khách hàng doanh nghiệp theo phương thức trả sau vào cuối năm, vì các công ty đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn, cũng như cung cấp chương trình cho thuê.

Trong khi đó, ông Khongsak Kortrakul, Giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Thái Lan và Đông Dương của công ty Palo Alto Netwworks cho biết, các mã độc tống tiền có thể sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với người dùng, các cuộc tấn công phi kỹ thuật vẫn là vấn đề đáng lo ngại khi những kẻ tấn công nhằm đánh cắp tài khoản hoặc thông tin người dùng.

Các cuộc tấn công mạng cũng sẽ chuyển sang các thiết bị IoT cùng với việc triển khai mạng 5G, ông Khongsak nói.

Phan Văn Hòa (theo Bangkokpost)

Nhật Bản sẽ triển khai robot giao hàng tự động trong đại dịch

Nhật Bản sẽ triển khai robot giao hàng tự động trong đại dịch

Theo kế hoạch, công ty ZMP của Nhật Bản sẽ thử nghiệm một loại robot giao hàng tự động vào tháng 8 tới.