Chính sách mới của Google hiện yêu cầu các công ty trò chơi địa phương phải sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của Google. Hệ thống này sẽ thu 30% tiền hoa hồng từ tất cả các giao dịch mua bán, dự kiến Google sẽ áp dụng chính sách này cho tất cả các ứng dụng.

Nếu một nhà phát triển ứng dụng quyết định sử dụng một hệ thống thanh toán khác thì Google có thể loại bỏ các ứng dụng của họ khỏi cửa hàng Google Play. Khoản hoa hồng 30% thu được từ mỗi lần bán ứng dụng có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp, vốn chiếm hơn 60% các công ty ứng dụng di động ở Hàn Quốc.

Trong khi đó, các phương thức thanh toán bên ngoài, không phải của Google họ chỉ thu phí nhiều nhất là 10%.

{keywords}
Google.jpg

Các công ty này sẽ phải chịu gánh nặng do phí hoa hồng cao, về lâu dài sẽ khiến họ hướng đến lợi nhuận để trả phí hơn là đầu tư và phát triển nội dung và dịch vụ sáng tạo.

Hiện tại Google không tiết lộ tại sao họ lại đưa ra mức phí 30% và những thay đổi chỉ được thông báo cho một số công ty. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã biết về sự thay đổi có thể có thông qua các phương tiện truyền thông.

Đây không phải là lần đầu tiên Google lạm dụng sự hiện diện trên thị trường. Vào tháng 3, Google Play đã loại bỏ một số ứng dụng liên quan đến Covid-19 được tạo bởi các nhà phát triển ứng dụng địa phương cũng như chính phủ và các bệnh viện.

Google cho biết họ đã gỡ các ứng dụng này xuống để ngăn chặn việc lan truyền thông tin không chính xác, mặc dù các ứng dụng này được tạo ra để công chúng hiểu biết hơn về tình trạng diễn ra của đại dịch.

Nhiều nhà phê bình trên toàn cầu đã chỉ ra rất nhiều vấn đề xung quanh Google, bao gồm việc quản lý thông tin khách hàng một cách lỏng lẻo dẫn đến thông tin dễ bị tin tặc tấn công và hoạt động tự do trên mạng các công ty viễn thông.

Cửa hàng ứng dụng Google Play chiếm hơn 63,2% thị phần ứng dụng địa phương và khi được thêm vào 24,8% thị phần App Store của Apple, cả hai thị trường này chiếm hơn 88% thị phần. Cấu trúc độc quyền khiến Google có lợi thế để chống lại các công ty ứng dụng và ngày càng gia tăng lo ngại rằng Google có thể lạm dụng quyền lực của mình.

Đây là lý do khiến các công ty trực tuyến lớn của Hàn Quốc gửi đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý viễn thông của nước này về những thay đổi có thể xảy ra đối với chính sách liên quan đến cửa hàng ứng dụng Google Play.

Hiệp hội các tập đoàn Internet Hàn Quốc, đại diện cho các công ty công nghệ lớn tại địa phương như nhà điều hành cổng thông tin hàng đầu Naver, đã yêu cầu Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) tiến hành một cuộc điều tra về các thay đổi chính sách trên nền tảng của Google vì họ cho rằng những thay đổi đó là vi phạm luật pháp địa phương.

Khi những thay đổi tiềm ẩn gây ra tranh cãi, người phát ngôn của Google cho biết công ty không đưa ra quyết định nào liên quan đến những thay đổi chính sách bị cáo buộc.

Phan Văn Hòa (theo Koreatimes)

Apple cấm Facebook công khai khoản phí 30%

Apple cấm Facebook công khai khoản phí 30%

Facebook đã phải bỏ đoạn thông tin về khoản phí 30% của App Store để có thể cập nhật ứng dụng trên iOS, mang đến tính năng sự kiện trực tuyến thu phí người xem.