Dữ liệu được ẩn danh và tổng hợp lại cho phép lập bản đồ các địa điểm tập trung và di chuyển của khách hàng trong “vùng nóng” về Covid-19.

Cách làm này ít xâm phạm đến quyền riêng tư hơn so với cách tiếp cận của các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, nơi họ sử dụng cách đọc vị trí trên điện thoại thông minh để theo dõi người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 hoặc người đang thực hiện lệnh cách ly.

Ảnh minh họa: Internet

Ngày 18/3, Lothar Wieler – Chủ tịch của Viện Robert Koch (cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chính phủ Đức) - cho biết: “Ở Đức, nơi các trường học và nhà hàng đóng cửa và mọi người được yêu cầu làm việc tại nhà nếu có thể, dữ liệu do nhà khai thác di động Deutsche Telekom cung cấp cho biết thông tin về việc mọi người có tuân thủ hay không. Nếu mọi người vẫn còn đi lại như một tuần trước đây thì sẽ rất khó để ngăn chặn được Covid-19”.

Theo ông Wieler, Đức đang bước vào giai đoạn số ca lây nhiễm tăng theo cấp số nhân và cảnh báo nếu không hạn chế tiếp xúc giữa người với người, 10 triệu người có thể bị nhiễm bệnh trong hai hoặc ba tháng tới.

Tại Ý, các nhà mạng như Telecom Italia, Vodafone và WindTre đã cung cấp cho chính quyền dữ liệu tổng hợp để theo dõi sự đi lại của người dân.

Giám đốc điều hành của Vodafone, Nick Read cho biết: “Bất cứ nơi nào có thể về mặt kỹ thuật và cho phép về mặt pháp lý, Vodafone sẽ sẵn sàng hỗ trợ các chính phủ trong việc phát triển những ứng dụng theo dõi dựa trên các bộ dữ liệu lớn, ẩn danh”.

Áo đã bắt buộc phong tỏa một khu vực sau khi một số khách du lịch trượt tuyết ở Tyrol lây bệnh trên khắp miền Trung và Bắc Âu.

A1 Telekom, nhà mạng lớn nhất của Áo, chia sẻ kết quả từ một ứng dụng phân tích chuyển động do Invenium, công ty con của Đại học Công nghệ Graz, phát triển. Công cụ này tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU, trong đó hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm mà không có sự đồng ý rõ ràng của chủ sở hữu.

Invenium phân tích dòng người ảnh hưởng thế nào đến tắc nghẽn giao thông hay một khu vực thăm quan đông đúc ra sao. Công nghệ cũng có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm tiếp xúc xã hội hoặc đi lại, từ đó ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.

Phan Văn Hòa (Theo Reuters)

Nhu cầu các ứng dụng trực tuyến tăng mạnh do Covid-19 bùng phát

Nhu cầu các ứng dụng trực tuyến tăng mạnh do Covid-19 bùng phát

Số lượt tải xuống toàn cầu của các ứng dụng bao gồm Tencent Conference, WeChat Work, Zoom, Microsoft Teams và Slack đã tăng gần 5 lần kể từ đầu năm. Dữ liệu cho thấy dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi cách mà các tập đoàn hoạt động.