Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai hôm 30/6 nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể và sẽ không cho phép Trung Quốc khai thác các lỗ hổng mạng và làm tổn hại cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng của Mỹ".

Huawei và ZTE chưa phản ứng về động thái nói trên nhưng từng chỉ trích gay gắt các hành động của FCC.

Ủy viên FCC Geoffrey Starks cho rằng thiết bị không đáng tin cậy vẫn được duy trì trong các mạng lưới của Mỹ và Quốc hội Mỹ cần phân bổ tài trợ cho việc thay thế.

Huawei và ZTE “khó sống” tại Mỹ - Ảnh 1.

Tập đoàn Huawei của Trung Quốc bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Ảnh: Reuters

Với quyết định hôm 30/6, FCC cấm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng tiền trợ cấp của chính phủ trị giá 8,3 tỉ USD để mua thiết bị từ Huawei và ZTE cho hệ thống mạng của mình.

FCC đã bỏ phiếu tán thành vấn đề này hồi tháng 11/2019 nhưng lệnh chỉ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 30/6.

Hồi tháng 5/2019, ông Trump đã ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của các công ty có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền ông Trump cũng đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại vào năm ngoái.

Khi đó, FCC đã bỏ phiếu từ chối một công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc khác là China Mobile có quyền cung cấp dịch vụ của Mỹ viện dẫn lý do rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng công ty này do thám Mỹ.

FCC đã có đường lối ngày càng cứng rắn chống lại các công ty Trung Quốc. Hồi tháng 4, FCC cho biết họ có thể đóng cửa 3 công ty viễn thông Trung Quốc do nhà nước kiểm soát tại Mỹ. Quyết định mới của FCC được cho là sẽ gây khó khăn cho các công ty viễn thông cỡ vừa và nhỏ trong việc cung cấp dịch vụ với giá phải chăng.

Theo NLĐO/Reuters, The Hill

Huawei nỗ lực mở rộng nghiên cứu AI tại Canada

Huawei nỗ lực mở rộng nghiên cứu AI tại Canada

Tờ Globe and Mail có bài viết phản ánh việc công ty công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tại Canada trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng việc thuê các nhà vận động hành lang.