Trong tuyên bố hôm 7/3, Huawei cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án cấp quận ở Texas, Mỹ chống lại việc bổ sung Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (NDAA). Công ty tuyên bố các hạn chế nhắm vào Huawei là "vi hiến".

"Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để lập luận cho các biện pháp hạn chế họ đặt ra đối với các sản phẩm của Huawei", Reuters dẫn lời ông Guo Ping, chủ tịch luân phiên của Huawei.

Trong đơn kiện của mình, Huawei tuyên bố Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia vi phạm Hiến pháp Mỹ khi nhắm vào một cá nhân hoặc một nhóm để trừng phạt mà không cần xét xử.

{keywords}
Khách tham quan đi qua gian hàng của Huawei tại một triển lãm di động ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 27/2/2017

Động thái này được đưa ra khi Washington cố gắng thuyết phục các đồng minh cấm Huawei kinh doanh với cáo buộc rủi ro gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.

Huawei là một rong những công ty lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc. Đây là nhân tố quan trọng trong việc giới thiệu mạng không dây 5G siêu nhanh trên toàn thế giới và là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu cạnh tranh với Apple và Samsung.

Chính phủ Mỹ cho biết các sản phẩm của Huawei có thể được tình báo Trung Quốc sử dụng để do thám. Hồi tháng 1, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty sẽ không bao giờ làm hại khách hàng của mình.

Những lo ngại về an ninh đã khiến công nghệ của công ty bị cấm hoàn toàn ở Australia, một đồng minh lớn của Mỹ, và bị hạn chế một phần ở New Zealand. Các nước châu Âu bao gồm Anh và Đức vẫn đang cân nhắc lời kêu gọi tẩy chay của Mỹ.

Theo Zing

Trung Quốc, Canada và Mỹ đẩy căng thẳng Huawei lên nấc thang mới

Trung Quốc, Canada và Mỹ đẩy căng thẳng Huawei lên nấc thang mới

Dẫn độ, khởi kiện, gián điệp là ba từ khóa mới nhất tóm tắt diễn biến chính căng thẳng giữa Trung Quốc với Canada và Mỹ liên quan tới tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei trong mấy ngày gần đây.