"Chúng tôi đã chấm dứt Project Dragonfly", Reuters dẫn lời Karan Bhatia, Phó chủ tịch phụ trách mảng chính sách của Google, chia sẻ về công cụ tìm kiếm dành cho thị trường Trung Quốc gây nhiều tranh cãi vào năm ngoái.

Bhatia cũng trả lời loạt câu hỏi từ Thượng nghị sĩ Josh Hawley về hoạt động của Google tại Trung Quốc trong phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ thứ ba vừa rồi.

Hồi tháng 3, trong cuộc phỏng vấn với The Verge, phát ngôn viên Google cho biết: "Chúng tôi không có kế hoạch ra mắt Google Search tại Trung Quốc và hiện không có bất cứ hoạt động nào với dự án này. Thành viên trong đội ngũ đã chuyển sang các dự án mới".

{keywords}
Dự án công cụ tìm kiếm của Google dành riêng cho Trung Quốc - Dragonfly - đã bị khai tử. Ảnh: The Verge

Dragonfly là dự án công cụ tìm kiếm của Google với nội dung được chỉnh sửa theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc nhằm tránh những kết quả không mong muốn. Đây được coi là nỗ lực để Google thâm nhập thị trường tỷ dân sau khi công cụ tìm kiếm Google Search bị cấm tại quốc gia này.

Google rất "kín tiếng" về Dragonfly. Ngay cả nội bộ Google cũng không có thông tin gì về công cụ này. Hầu hết nhân viên chỉ biết đến khi trang Intercept đưa tin vào tháng 8 năm ngoái.

Thông tin đã gây phản ứng dữ dội từ các nhân viên. Một bức thư tập thể được trình lên với hơn 1.400 chữ ký yêu cầu Google ngừng triển khai dự án. Tháng 11/2018, hàng trăm nhân viên cũng ký đơn yêu cầu hủy bỏ Dragonfly. Nhiều nhân viên thậm chí còn nghỉ việc để phản đối.

Đó cũng không phải lần đầu nhân viên Google bức xúc về những động thái của công ty. Tháng 10/2018, Google buộc phải hủy hợp đồng công nghệ khổng lồ trị giá 10 tỷ USD với Lầu Năm Góc sau khi 4.000 nhân viên gửi đơn ký tên phản đối trước đó 7 tháng.

Cũng trong năm ngoái, hàng loạt nhân viên đã ký thư yêu cầu Google minh bạch hơn về tính đạo đức khi sử dụng lao động.

Theo Zing

Google, YouTube muốn làm ăn ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam

Google, YouTube muốn làm ăn ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam

 Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đều phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Các nền tảng xuyên biên giới khi hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.