Để làm được điều này, Facebook phát triển các thiết bị đeo được như kính thực tế ảo tăng cường, sản phẩm của dự án có tên Moonshot. Những thiết bị này có khả năng cho phép mọi người tương tác với nhau ngoài đời thực mà không cần phải đụng tới điện thoại. 

Lúc này, thay vì cắm mặt vào điện thoại, con người vẫn có thể vừa gửi một tin nhắn mà không làm gián đoạn việc giao tiếp với thế giới xung quanh, đại diện Facebook chia sẻ trong một bài đăng trên blog. 

{keywords}
Facebook có tham vọng phát triển những chiếc kính giúp con người nhắn tin cho nhau bằng sóng não.

Facebook lần đầu tiên tuyên bố về việc họ đang phát triển một giao diện não máy tính vào năm 2017, tại hội nghị các nhà phát triển F8. 

Theo Regina Dugan, người đứng đầu bộ phận này thời điểm đó, Facebook muốn tạo ra một hệ thống có thể biến suy nghĩ thành văn bản với tốc độ 100 từ mỗi phút. Tốc độ này nhanh hơn gấp khoảng 5 lần so với tốc độ gõ trên điện thoại của một người bình thường. 

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại đại học Stanford từng tìm ra cách để làm điều tương tự đối với các bệnh nhân bị liệt. Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi phải có những phẫu thuật phức tạp nhằm cấy các điện cực vào trong não. Với Facebook, họ mong muốn có thể đơn giản hóa mọi chuyện bằng việc sử dụng một thiết bị có khả năng đeo được. 

{keywords}
Sau những vụ bê bối về quyền riêng tư, việc Facebook muốn xâm nhập sâu hơn vào não bộ của người dùng khiến họ không khỏi cảm thấy nghi ngờ.

Facebook đã rất kín tiếng về tiến độ của dự án Moonshot. Điều này diễn ra trong bối cảnh Mark Zuckerberg và cộng sự đang phải giải quyết một loạt vụ bê bối phát sinh liên quan đến quyền riêng tư và khả năng bảo mật thông tin người dùng. 

Chẳng ai muốn cho Facebook giải mã dữ liệu bộ não của họ trong một thời điểm như vậy. Sự hoài nghi của người dùng có thể sẽ có tác động mạnh tới sự thành công của dự án Moonshot.

Facebook đã hợp tác với các nhà nghiên cứu của đại học California (bang San Francisco - Mỹ) để xem họ có thể giải mã nhằm tìm ra lời nói từ tín hiệu sóng não trên màn hình máy tính hay không. 

{keywords}
Thiết bị biến suy nghĩ thành văn bản, lời nói sẽ rất có ý đối với những người bị mất khả năng vận động. Nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking là ví dụ sinh động nhất cho thấy lợi ích của công nghệ này. 

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với 3 người mắc bệnh động kinh. Những người này đồng ý cho gắn tạm thời các điện cực lên bộ não của họ. 

Sau đó, những người tham gia thí nghiệm đã trả lời 9 câu hỏi đơn giản, chẳng hạn như “Phòng của bạn hiện thế nào?”, “Khi nào bạn muốn tôi kiểm tra bạn?”. Lúc này, các các thuật toán học máy của Facebook sẽ giải mã một tập hợp các từ và cụm từ được nói đến dựa trên hoạt động của sóng não trong thời gian thực. 

Bất chấp những tiến bộ của công nghệ mới, Facebook thừa nhận rằng mạng xã hội này vẫn còn nhiều việc phải làm để chế tạo nên một chiếc kính thực tế ảo tăng cường với tính năng biến suy nghĩ thành văn bản hay lời nói. 

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)