Bầu trời thành phố Tokyo được thắp sáng bởi một thiên thạch phát nổ hôm thứ Năm (2/7) tuần trước.

Đoạn video ghi lại sự kiện cho thấy một chùm ánh sáng chói lòa với những vệt màu xanh lục và tía bay qua bầu trời chỉ trong vài giây vào khoảng 2h30 sáng theo giờ địa phương, trước khi ánh sáng tắt dần rồi biến mất.

"Tôi nghĩ rằng một người nào đó sống ở tầng trên (chung cư) đã làm sập cái kệ", một người dân địa phương cho biết, theo Japan Times.

Một trạm trong Hệ thống giám sát quốc tế của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện cách vụ nổ gần 1.150 km đã đo được vật thể ngoài Trái Đất đi vào bầu khí quyển bằng sóng siêu âm. Còn Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO) báo cáo rằng thiên thạch có thể nhìn thấy được từ phần lớn của khu vực Kanto của Nhật Bản.

"Chúng tôi đã có thể tính toán nguồn năng lượng của tiểu hành tinh khi nó tiến vào khí quyển Trái Đất, khoảng 150 tấn thuốc nổ TNT", bài viết trên blog của IMO cho biết.

IMO ước tính tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 5 feet (1,6 m) với khối lượng khoảng 1,6 tấn.

Để so sánh, thiên thạch phát nổ trên khắp nước Nga vào năm 2013 và thổi bay hàng nghìn cửa sổ ở thành phố Chelyabinsk có khả năng lớn gấp 10 đến 20 lần thiên thạch vừa phát nổ trên bầu trời Nhật Bản.

Quả cầu lửa do thiên thạch phát nổ trên bầu trời là khá phổ biến. Mặc dù với một thiên thạch đủ lớn để tạo ra tiếng nổ thì hiếm hơn, đặc biệt là khi nó đi qua 1 trong những thành phố lớn nhất trên thế giới.

Hải Nguyên (theo CNET)

Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt Trời?

Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt Trời?

Nhiều năm qua, các nhà thiên văn học liên tục tìm kiếm sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. Nhưng kết quả nhận về đều dường như bằng 0.