Giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống còn 12,06 USD vào lúc 4:46 sáng ngày 6/7 trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa thị trường, giảm từ 15,53 USD vào giờ đóng cửa thị trường cuối cùng.

{keywords}
Cổ phiếu Didi sụp đổ sau lệnh trừng phạt của Trung Quốc

Sự sụt giảm giá cổ phiếu của Didi diễn ra sau khi Trung Quốc thông báo vào cuối ngày 2/7 rằng, người dùng mới ở nước này sẽ không thể tải xuống ứng dụng trong khi họ tiến hành đánh giá an ninh mạng của công ty.

Didi đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 30/6 với vốn hóa thị trường khoảng 68 tỷ USD. Cổ phiếu của công ty đã tăng gần 16% vào ngày 1/7 và chỉ giảm hơn 5% vào ngày sau đó.

Sự sụt giảm nghiêm trọng giá cổ phiếu ngày 6/7 của Didi diễn ra sau khi tờ The Wall Street Journal đưa ra trích dẫn nguồn tin từ những người quen thuộc với vấn đề này vào ngày 5/7 nói rằng Didi đã bị các nhà quản lý Trung Quốc cảnh báo nên hoãn niêm yết tại Mỹ và xem xét lại an ninh mạng của mình vài tuần trước khi công khai.

Didi đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC.

Trung Quốc đang bắt đầu chiến dịch trừng phạt các công ty công nghệ lớn của mình sau nhiều năm quản lý lỏng lẻo. Sau khi công bố cuộc điều tra Didi của mình, các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng đã mở các cuộc đánh giá an ninh mạng đối với các công ty được niêm yết tại Mỹ như công ty tuyển dụng trực tuyến Boss Zhipin và các công ty con của tập đoàn Full Truck Alliance.

Vào tháng 6, Reuters đưa tin rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc đang điều tra Didi về vi phạm chống độc quyền. Bắc Kinh cũng được cho là đang xem xét cơ chế định giá của công ty.

Didi đã cảnh báo trong bản cáo bạch IPO của mình rằng, công ty có thể bị phạt bởi các cơ quan quản lý Trung Quốc.

“Chúng tôi không thể đảm bảo với bạn rằng các cơ quan quản lý sẽ hài lòng với kết quả tự kiểm tra của chúng tôi hoặc chúng tôi sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ vi phạm nào về chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, định giá, quảng cáo, bảo vệ quyền riêng tư, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, thuế và các luật và quy định khác có liên quan. Chúng tôi hy vọng rằng những lĩnh vực này sẽ nhận được sự quan tâm và giám sát nhiều hơn và liên tục từ các cơ quan quản lý và công chúng nói chung trong tương lai”, công ty cho biết trong bản cáo bạch của mình.

Được thành lập vào năm 2012, Didi cho biết họ có 493 triệu hành khách hoạt động hàng năm và trung bình có 41 triệu giao dịch hàng ngày. Công ty bắt đầu mở rộng ra thị trường quốc tế vào năm 2018 và công ty hiện hoạt động ở 14 quốc gia bên ngoài Trung Quốc.

Ngoài dịch vụ gọi xe truyền thống, Didi còn đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực xe tự lái nhằm biến taxi tự lái trở thành hiện thực và khai thác một số phân khúc kinh doanh xoay quanh tính di động.

Phan Văn Hòa (theo CNBC)

Trung Quốc giáng đòn chí tử vào dịch vụ gọi xe lớn nhất nước

Trung Quốc giáng đòn chí tử vào dịch vụ gọi xe lớn nhất nước

Ngày 4/7, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc đã cấm dịch vụ gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng sau khi cho rằng nó gây ra rủi ro an ninh mạng cho khách hàng.