Mặc dù không mang lại bất kỳ lợi ích tài chính trực tiếp nào, việc được thêm vào danh sách này báo hiệu rằng các ngành nghề mới có thể nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ chính phủ.

Trong số hơn hai chục công việc mới được công nhận là ngành nghề chính thức, có hơn chục công việc liên quan đến công nghệ, báo hiệu quốc gia đông dân nhất hành tinh có ý định phát huy các tài năng thuộc lĩnh vực công nghệ từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) đến thể thao điện tử (e-sports)...

{keywords}
 Thể thao điện tử chính thức là một nghề tại Trung Quốc. Ảnh: China

Danh sách 13 chức danh nghề nghiệp mới được Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc công bố bao gồm các game thủ chuyên nghiệp, phi công máy bay không người lái, người điều khiển robot và kỹ sư phần mềm trong các lĩnh vực như AI, Internet of Things (IoT), big data và điện toán đám mây.

Các ngành nghề mới sẽ được bổ sung vào danh sách gần 19.000 ngành nghề chính thức tại Trung Quốc, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên kể từ năm 2015.

13 nghề này chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi nhiều về kiến ​​thức và kỹ năng của người lao động.

{keywords}
Những người điều khiển máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu ở quận Jixian, phía bắc tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc, ngày 25/4/2017. Ảnh: Tân Hoa Xã

Hiện Trung Quốc đang muốn vượt lên dẫn đầu thế giới trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như AI và Robot, theo chiến lược "Made in China 2025", được thiết kế để đưa ngành công nghiệp sản xuất nước này lên chuỗi giá trị. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Trung Quốc đã khiến phương Tây coi đó là sự can thiệp của nhà nước và không công bằng.

Kể từ khi tuyên bố AI là chiến lược quốc gia vào năm 2017, Bắc Kinh đã kêu gọi những gã khổng lồ công nghệ bao gồm Baidu, Tencent Holdings và Alibaba tham gia các dự án của chính phủ trong lĩnh vực AI.

{keywords}
Sân khấu hoành tráng và hàng nghìn người tham gia một sự kiện thể thao điện tử tại Trung Quốc

Ở hạng mục e-sports, Thượng Hải và Hàng Châu những năm gần đây đã tuyên bố kế hoạch để trở thành trung tâm thể thao điện tử hàng đầu thế giới.

Những nỗ lực cho kế hoạch này bao gồm việc xây dựng các khu công nghiệp và ngành phụ trợ. Năm 2003, Trung Quốc lần đầu tiên công nhận thể thao điện tử - e-sports là môn thể thao chính thức được giám sát bởi cơ quan thể thao quốc gia. Tại Đại hội thể thao châu Á 2022 được tổ chức tại Hàng Châu, lần đầu tiên e-sports sẽ được đưa vào như một môn thi đấu chính thức.

H.N. (theo SCMP)

Thiếu niên 17 tuổi kiếm hơn 10 tỷ đồng chỉ bằng cách... chơi game

Thiếu niên 17 tuổi kiếm hơn 10 tỷ đồng chỉ bằng cách... chơi game

Với nhiều người, trò chơi điện tử chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí. Tuy nhiên một thiếu niên 17 tuổi người Mỹ đã kiếm được 500.000USD trong một năm chỉ bằng cách chơi game.