Thu linh cong nghe cho chien dich tranh cu cua ong Trump anh 1

Ngày 30/9, Brad Parscale - người đứng đằng sau chiến dịch tranh cử trên không gian mạng năm 2016 của Tổng thống Trump tuyên bố không còn nắm giữ vai trò trong chiến dịch mới. Ba ngày trước đó, ông bị cảnh sát buộc nhập viện sau khi cầm súng dọa tự tử tại nhà.

"Tôi sẽ nghỉ việc tại công ty của mình, cũng như bất kỳ vai trò nào trong chiến dịch tranh cử để tập trung cho gia đình. Hiện tôi đang chịu áp lực rất lớn", Brad trả lời phỏng vấn trước đó với tờ Politico.

Mùa hè vừa qua, Brad Parscale bị giáng chức sau buổi vận động vắng người tham dự của ông Trump ở Tulsa, Oklahoma. Từ đây, người ta hiếm khi thấy ông xuất hiện bên trong trụ sở của chiến dịch.

Tuy nhiên, Giám đốc truyền thông của cuộc vận động lần thứ nhất Tim Murtaugh vẫn cho rằng Brad Parscale là nhân vật rất quan trọng. "Chúng tôi xem Brad Parscale là người anh em trong gia đình và sẽ hỗ trợ bằng mọi cách có thể", ông nói.

Thu linh cong nghe cho chien dich tranh cu cua ong Trump anh 2

Brad Parscale là người đứng đầu chiến dịch truyền thông kỹ thuật số của Tổng thống Trump. Ảnh: The Guardian.

Kiếm 94 triệu USD từ dự án 1.500 USD

“Năm 2001, tôi bắt đầu dành thời gian tích lũy kiến thức thiết kế web và mua cho mình địa chỉ URL riêng là Parscale.com. Lúc đó tôi chỉ biết cố gắng hết sức", Brad Parscale nhớ lại khoảng thời gian đầu theo đuổi niềm đam mê công nghệ.

Khi đó, Brad làm phát triển web cho một công ty trụ sở ở San Antonio, nơi mà anh gọi là “đất vàng" của các nhà đầu tư. Tại đây, đỉnh điểm có hơn 700 công ty nhỏ lẻ khác nhau xuất hiện cùng lúc.

Là một fan của chương trình Người tập sự (The Apprentice) - show truyền hình thực tế Mỹ đánh giá khả năng kinh doanh của thí sinh gắn liền với tên tuổi Donald Trump, Brad đã có dịp gặp gỡ gia đình ông vào năm 2010.

Sau đó một năm, trong lúc ăn trưa, Brad nhận được mail từ Trump Ogranization đề nghị anh hỗ trợ thiết kế website riêng cho một dự án mà ông Trump đang đầu tư.

Brad được trả 10.000 USD cho công việc, số tiền do chính anh đề ra. "Khi đó tôi chẳng là ai tại San Antonio, do vậy được làm việc cho ông Trump có ý nghĩa rất lớn với tôi", anh thừa nhận.

Đến 2015, Brad nhận được bức mail với nội dung: “Donald Trump sẽ tranh cử tổng thống và chúng tôi cần anh thiết kế một website trong vòng 2 ngày”. Brad đã không bỏ lỡ công việc kiếm được 1.500 USD này.

Sau đó, Brad trở thành cố vấn cấp cao về công nghệ cho ông Trump. Anh cũng là người đứng sau các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, góp phần vô cùng quan trọng trong chiến dịch tranh cử lần đầu của tổng thống.

Sau khi ông Trump bước vào Nhà Trắng, Brad rốt cuộc nhận được 94 triệu USD. Số tiền gồm nhiều chi phí thu được trong suốt toàn bộ chiến dịch tranh cử.

Thu linh cong nghe cho chien dich tranh cu cua ong Trump anh 3

Brad chỉn chu từ mọi chi tiết để thu được số phiếu cao nhất cho ông Trump. Ảnh: The Tribune India.

Cả ông Trump lẫn Parscale có những điểm chung đặc biệt. Cả hai đều không có kinh nghiệm chính trị, song sẵn sàng vượt qua mọi ranh giới để đạt thứ mình muốn. Tháng 10/2016, vài ngày trước bầu cử, Bloomberg cho hay Brad Parscale là một trong số rất ít người được ông Trump cho phép viết tweet trên trang Twitter của mình.

"Nếu Donald Trump muốn trở thành tổng thống, ông phải tận dụng Facebook. Hãy cho tôi sức mạnh, tôi sẽ giúp anh làm điều đó”, Brad hồi tưởng câu trả lời của mình khi con rể ông Trump hỏi về cách thực hiện chiến dịch tranh cử lần đầu.

Mọi nền tảng, Facebook, Google, Twitter đều được Brad chú trọng để lấy được số phiếu thực của cử tri.

"Tôi liên hệ với từng người một qua email. Tôi muốn biết tất cả suy nghĩ trong quyết định bỏ phiếu của họ, bên cạnh đó là những gì họ nghĩ về chiến dịch tranh cử của Hillary”, Brad Parscale chia sẻ. "Tôi trao đổi, cố gắng thuyết phục họ gật đầu về việc chuyển sang đảng Cộng hòa. Tôi muốn có thêm cả những người ủng hộ Donald Trump từ chính công ty mà họ đang làm việc".

Brad chọn Facebook là nơi quảng bá chính bởi khả năng tiếp cận cử tri lớn tuổi và những khu vực nông thôn, điều mà chiến dịch tranh cử của phe Dân Chủ chưa tập trung khai thác.

Trên Facebook, anh xây dựng những quảng cáo trực diện nhất, đánh thẳng tâm lý người dân để xem đâu là thứ buộc họ phải họ click chuột. “Chúng tôi tạo nên hàng trăm, hàng nghìn quảng cáo bằng hệ thống tự động lập trình, một ngày có thể cho ra đời 50.000-60.000 quảng cáo khác nhau. Cả việc thay đổi ngôn ngữ, từ ngữ, màu sắc, những thứ nhỏ nhặt như có một số người thích nút bấm màu xanh lá hơn là xanh dương, hoặc dùng 'quyên góp' thay vì 'cống hiến'", anh nói.

Ngôi sao bóng rổ thời trung học

Brad Parscale cao hơn 2 m, từng là ngôi sao bóng rổ thời trung học nhưng nhanh chóng giã từ đam mê với trái bóng cam vì những chấn thương chân và lưng.

“Trong những năm tháng tuổi trẻ, tôi luôn nghĩ mình có thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp, song mọi chuyện biến đổi không ngờ", Brad nhớ lại.

"Ước mơ của tôi là trở thành nhà lãnh đạo dẫn dắt người khác. Tôi luôn thấy mình là CEO, lãnh đạo doanh nghiệp. Trên tất cả, tôi chỉ muốn thành công”, Brad nói.

Brad cho rằng có lẽ kinh nghiệm thi đấu trước hàng nghìn khán giả những năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp ích cho anh thực hiện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Thu linh cong nghe cho chien dich tranh cu cua ong Trump anh 4
Brad từng muốn trở thành cầu thủ bóng rổ, nhưng giấc mộng không thành bởi những chấn thương đeo bám ông. Ảnh: NBC News.

Dù không còn nắm giữ vai trò trong chiến dịch mới, ảnh hưởng của Brad trong thành công năm 2016 của Tổng thống Trump là điều không ai phủ nhận.

“Anh ta chính là nhà giả kim biến những cuộc biểu tình hỗn loạn và dai dẳng thành ma trận dữ liệu có thể đong đếm. Từ đó, dự đoán động lực, hành vi con người một cách chính xác đến không tưởng”, tờ The Guardian nói về Brad.

Còn với Larry Jacobs, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị tại Đại học Minnesota, Mỹ, ông so sánh Brad với chuyên gia tư vấn chính trị của George Bush, cựu tổng thống của Đảng Cộng Hòa: “Nếu Karl Rove là bộ não của George Bush, Parscale chính là Rasputin của Donald Trump trên những trang mạng xã hội".

Theo Zing/The Guardian, CNBC, NBC

Tham vọng "sửa chữa" não người của tỷ phú Elon Musk

Tham vọng "sửa chữa" não người của tỷ phú Elon Musk

Elon Musk vừa ra mắt phiên bản mới nhất của giao diện não Neuralink vào tháng trước. Theo ông, trầm cảm, nghiện, đột quỵ, tổn thương não… tất cả đều có thể giải quyết nhờ Neuralink. Liệu điều này có khả thi?