Các nhà thiên văn học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), cùng NASA và một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên của một vụ nổ sao có kích thước siêu lớn.

Thông qua dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA vào năm 2017, các nhà khoa học đã có thể ghi lại những khoảnh khắc chi tiết chưa từng có của sự kiện này, điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì xảy ra với các ngôi sao khi chúng chết.

Khoanh khac dau tien cua sieu tan tinh anh 1

Khoảnh khắc đầu tiên của siêu tân tinh. Ảnh: Unilad.

Trong một nghiên cứu được công bố từ Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, đây là vụ nổ của một ngôi sao siêu khổng lồ màu vàng, lớn hơn mặt trời 100 lần. Vụ nổ này cách Trái Đất hơn một tỷ năm ánh sáng, nghĩa là sự kiện thực chất đã xảy ra cách đây 700.000 năm, trước khi con người tồn tại.

Theo Guardian, các siêu tân tinh thường mất vài tuần hoặc vài tháng để sáng lên, sau đó mờ đi. Tuy nhiên, giai đoạn sớm nhất của vụ nổ chỉ có thể quan sát được trong vài ngày và để phát hiện được nó rất khó khăn.

"Chúng tôi thường không thu được nhiều thông tin về những ngôi sao này vì chúng đã nổ, ngoài ra không còn gì khác. Để phát hiện được hiện tượng này, bạn phải tìm được đúng vị trí, vào thời điểm thích hợp để có thể quan sát một cách chi tiết", Patrick Armstrong, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia chia sẻ.

Khác với những chiếc kính thiên văn khác, Kepler có khả năng chụp ảnh 30 phút một lần, giúp các nhà khoa học ghi lại đầy đủ hình ảnh siêu tân tinh với độ chi tiết toàn diện.

Theo Zing/Unilad

Gió Mặt Trời vận tốc 400km/giây gây ra vết nứt trên từ trường Trái Đất

Gió Mặt Trời vận tốc 400km/giây gây ra vết nứt trên từ trường Trái Đất

Theo báo cáo mới nhất của trang web SpaceWeather.com, Trái Đất đã bị một luồng gió Mặt Trời tấn công.