Hơn 225 người đứng đầu các thành phố tại Mỹ đã ký vào một nghị quyết về việc không trả tiền chuộc cho giới tin tặc. Nghị quyết này vừa được thông qua tại cuộc họp thường niên của Hội nghị Thị trưởng Hoa Kỳ. 

Đây là hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo 1.400 thành phố, những đô thị lớn hơn 30.000 dân, qua đó thể hiện lập trường tập thể của người Mỹ nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc ransomeware. 

{keywords}
Mã độc sau đó sẽ phong tỏa mọi dữ liệu máy tính, sau đó hiển thị thông tin yêu cầu đòi tiền chuộc bằng tiền ảo. 

Cách thức mà bọn tội phạm sử dụng là phát tán các mã độc ransomeware vào hệ thống máy tính công quyền. Các mã độc sau đó sẽ tiến hành phong tỏa mọi dữ liệu máy tính. Lúc này người dùng sẽ không thể thực hiện một thao tác nào, trên màn hình máy tính đồng thời hiện ra dòng chữ yêu cầu chủ nhân của hệ thống phải gửi tiền chuộc (thường là bitcoin) vào một tài khoản xác định. 

Hệ thống máy tính của các cơ quan công quyền thường được bảo vệ khá lỏng lẻo. Không chỉ vậy, nhiều dịch vụ trong các hệ thống này phải liên tục hoạt động và không thể ở tình trạng đóng băng. Nếu không làm theo, mọi dữ liệu lưu trữ trên hệ thống thậm chí có thể bị các tin tặc xóa bỏ. 

{keywords}
Hai thành phố bang Florida (Mỹ) đã nộp 1 triệu USD tiền chuộc để nhận lại dữ liệu. Tuy vậy, nhiều thành phố khác tại Mỹ đã ký nghị quyết khẳng định sẽ không nhượng bộ giới tin tặc. 

Nắm được điểm yếu này, tin tặc đã xem các hệ thống máy tính công như một con mồi ưa thích để đòi tiền chuộc. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có 22 vụ tấn công được thực hiện bằng mã độc ransomeware nhằm vào hệ thống máy tính của các thành phố tại Mỹ. 

Tin tặc đã vô hiệu hóa hệ thống thông tin của thành phố Albany (thủ phủ bang New York) vào tháng 4. Trong tháng 6, 2 thành phố Lake City và Rivera Beach (bang Florida) cũng đã bị tấn công bởi mã độc. Hội đồng 2 thành phố của bang Florida thậm chí còn thỏa hiệp với chủ nhân mã độc và chấp nhận trả 1 triệu USD tiền chuộc. 

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)