Việt Nam tích cực chuyển đổi số hoạt động ngân hàng

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các doanh nghiệp buộc phải đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. 

Tuy vậy, ngay từ trước khi đại dịch bùng phát, ngành tài chính và đặc biệt là ngân hàng trong nước đã chủ động bước vào giai đoạn chuyển đổi số, cung cấp các dịch vụ thanh toán và nhiều dịch vụ khác trên nền tảng số.

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019). 

{keywords}
Ông Phan Thái Dũng - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) tại tọa đàm CIO|CSO Cyber Security 2020. Ảnh: Trọng Đạt

Hệ thống chuyển mạch bù trừ các giao dịch bán lẻ đạt 606,3 triệu món với giá trị 4,9 triệu tỷ đồng (tăng 74,07% về số lượng và tăng 106,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). 

Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475,9 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019). Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng (tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

{keywords}
Thanh toán trực tuyến các dịch vụ công đã dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Chưa dừng lại ở đó, số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019,  đạt mức 107,7 triệu thẻ.

Bên cạnh đó, việc thanh toán dịch vụ công đã bắt đầu được triển khai rộng rãi tại Việt Nam. Bằng chứng là các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang tích cực kết nối để hỗ trợ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương. 

Ngân hàng coi bảo mật là yếu tố sống còn năm 2021

Nhìn chung, tốc độ chuyển đổi số các dịch vụ tài chính, ngân hàng ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh chóng. Song hành cùng với đó, số lượng các sự cố mất an toàn, an ninh thông tin cũng tăng vọt.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 4.000 vụ việc liên quan đến tấn công an ninh mạng. 

Tính riêng ở lĩnh vực ngân hàng, xuất hiện nhiều vụ việc khách hàng bị lừa mất tiền qua tài khoản bởi những kẻ lừa đảo, mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc gửi đường dẫn giả mạo ngân hàng. Tổng thiệt hại của những vụ tấn công trên là khoảng 100 tỷ đồng. Điều này cho thấy, công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin ngành ngân hàng cần được chú ý hơn nữa.

{keywords}
Các tổ chức, doanh nghiệp và cả người dùng trong ngành tài chính, ngân hàng đang là đích nhắm tới của giới tội phạm mạng. Trong hình là một website giả mạo với giao diện gần giống với trang web ngân hàng. Ảnh: Trọng Đạt

Theo thông tin được chia sẻ tại tọa đàm CIO|CSO Cyber Security 2020, từ tháng 1/2020 đến nay, Viettel Cyber Secuties (VCS) đã phát hiện 1.656 tên miền giả mạo và 1.299 tên miền lừa đảo (1.210 tên miền nước ngoài và 89 tên miền tại Việt Nam) với tổng cộng 26.055 người dùng bị ảnh hưởng. 

Một số hình thức tấn công mới nổi và phát triển nhanh là lừa đảo lợi dụng lỗ hổng của mã xác thực 1 lần (OTP) thông qua kỹ thuật xã hội như tin nhắn và điện thoại. Ngoài ra, đã xuất hiện những vụ việc liên quan đến kỹ thuật giả mạo sâu (deepfake) mới.

Tấn công có chủ đích APT cũng phát triển nhanh trong năm nay, với 8 ngân hàng, 2 tổ chức chứng khoán và 293 tổ chức, cá nhân là nạn nhân của loại hình tấn công này. Những con số trên đã tăng vọt so với cùng thời điểm này năm ngoái. 

Tấn công từ chối dịch vụ trong năm 2020 tại Việt Nam đã lên tới hơn 3 triệu vụ tấn công. Trong đó, cuộc tấn công lớn nhất được ghi nhận là khoảng 40 Gbps. 

{keywords}
Sơ đồ một vụ tấn công phising sử dụng kỹ thuật Deep fake vừa xuất hiện tại Việt Nam. 

Theo các chuyên gia, người dùng sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ về bảo mật do nhu cầu làm việc tại nhà trở nên phổ biến bởi tác động của đại dịch. Không chỉ người dùng, ngành tài chính, đặc biệt là các ngân hàng cũng sẽ bị tác động mạnh bởi điều này.

Kết quả nghiên cứu tháng 3/2020 của FICO - công ty chuyên phân tích và tư vấn quản trị doanh nghiệp của Mỹ cho thấy, 96% ngân hàng tại Việt Nam cho biết họ lo ngại về tình trạng mất an toàn, an ninh thông tin

Chính vì lý do này, nhiều ngân hàng sẽ đầu tư vào việc phòng chống tội phạm tài chính trong năm tới. Theo đó, 27% ngân hàng được khảo sát cho biết đã có kế hoạch tăng đáng kể khoản đầu tư cho bảo mật vào năm 2021.

Trọng Đạt

Một trong các hãng bảo mật lớn nhất thế giới vừa bị hack

Một trong các hãng bảo mật lớn nhất thế giới vừa bị hack

FireEye, một trong các hãng bảo mật lớn nhất của Mỹ, cho biết đã bị tấn công mạng, lấy đi “kho” công cụ dùng để thử khả năng phòng thủ của khách hàng.