Huyền thoại bảo mật Mikko Hyppone đã chia sẻ nhiều dự đoán về tương lai của thế giới công nghệ trong lần hiếm hoi đặt chân đến Việt Nam.

Buổi hội thảo về “An toàn thông tin 4.0: Thực trạng và sáng kiến” vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức có sự hiện diện của một diễn giả đặc biệt. Đó là Mikko Hypponen, chuyên gia ATTT, người được mệnh danh là huyền thoại của làng bảo mật thế giới.

Trong chuyến đến thăm Việt Nam lần này, ông Mikko Hypponen đã chia sẻ về các xu hướng, nguy cơ, thách thức trong vấn đề ATTT mà thế giới phải đối mặt. Đồng thời, Mikko Hypponen cũng đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp mà các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần triển khai để có thể bảo đảm ATTT.

Dữ liệu sẽ quý như dầu, siêu máy tính có thể bỏ túi

Theo Mikko Hypponen, chúng ta là những người may mắn khi được sống trong thời đại của những cuộc cách mạng. Sau 100 năm nữa, sự ra đời của Internet sẽ được nhắc đến như một sự kiện làm thay đổi hoàn toàn thế giới con người.

Ở cuộc cách mạng đầu tiên, tất cả các máy tính được kết nối với nhau. Với cuộc cách mạng thứ 2, tất cả mọi vật đều được kết nối với nhau, đó chính là thời kỳ của Internet of Things (IoT). Nếu đủ may mắn, chúng ta sẽ sống đủ lâu để tận hưởng cuộc cách mạng tiếp theo về học máy (learning machine). Đó là thời kỳ xuất hiện của những cỗ máy có khả năng suy nghĩ.

{keywords}
Huyền thoại bảo mật Mikko Hyppone. Ảnh: Trọng Đạt

Cuộc cách mạng IoT được định hình bởi 2 xu hướng, mọi thứ đều ngày càng rẻ hơn và mọi thứ đều ngày càng nhỏ hơn. Theo định luật More, công suất tính toán sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 18 tháng. Tuy vậy, cũng có một định luật ngược của định luật More. Theo đó, giá của năng lực tính toán sẽ giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 18 tháng. Khi giá thành các thiết bị ngày càng rẻ hơn, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của IoT.

Chia sẻ quan điểm của mình, Mikko Hypponen cho rằng: “Ngày nay các thiết bị IoT thuờng có màn hình hiển thị, tuy nhiên trong 5 năm tới, những thiết bị được coi là cơ bản nhất hiện nay cũng có các con chip thông minh. Và vì thế, chúng cũng được kết nối vào mạng”.

Theo Mikko Hypponen, từ những thiết bị được kết nối, các nhà sản xuất có thể biết khách hàng của họ đang ở đâu, sử dụng thiết bị như thế nào, có những vấn đề gì trong quá trình sử dụng. Chúng ta không thể tránh được điều này bởi trong tương lai, tất cả các thiết bị đều sẽ trở thành thiết bị IoT.

Ở xu hướng thứ 2, các thiết bị sẽ dần trở nên nhỏ hơn. Gary Kasparov, nhà vô địch cờ vua thế giới từng thất bại trước chiếc siêu máy tính Deep Blue. Cỗ máy này có năng lực tính toán mạnh mẽ với khoảng 11 Gigaflops, tương đương 11 tỷ phép tính mỗi giây. Trong hai mươi năm tới, những thiết bị di động nằm ngay trong túi chúng ta có khả năng tính toán với tốc độ lên tới 700 Gigaflops. Điều này cũng có nghĩa, những chiếc siêu máy tính sẽ có thể bỏ túi.

{keywords}
Theo Mikko Hyppone, sau thời đại của IoT sẽ đến cuộc cách mạng về học máy (learning machine). Ảnh: Trọng Đạt

Trong thời đại của IoT, dữ liệu sẽ quý như dầu. Chúng ta từng lo lắng về việc rò rỉ dầu, điều này cũng đúng với dữ liệu. Dầu đem đến sự thịnh vượng nhưng cũng mang tới ô nhiễm, huỷ hoại môi trường. Dữ liệu cũng như vậy. Dữ liệu thô cũng không thể sử dụng giống dầu thô. Dữ liệu đem đến sự thịnh vượng nhưng kèm theo đó là rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Nói về tương lai, Mikko Hypponen cho rằng con người sẽ nổi dậy chống lại robot. Điều này là bởi sự xuất hiện của máy móc sẽ cướp đi công ăn việc làm và nồi cơm của rất nhiều người.

Tất cả các thiết bị thông minh đều có điểm yếu

Huyền thoại bảo mật Mikko Hypponen cho rằng, tất cả các thiết bị thông minh đều có điểm yếu. Khi ta kết nối các thiết bị vào Internet, những kẻ tấn công có thể xâm nhập và khai thác những điểm yếu về bảo mật. Về mặt lý thuyết, tất cả thiết bị đều có thể bị hack. Tuy nhiên, "có thể" không có nghĩa là thiết bị đó sẽ bị hack.

Mikko Hypponen lấy dẫn về chứng suy nghĩ của nhiều người khi nhắc đến mối nguy hại của ô tô thông minh: “Nếu tin tặc tấn công vào xe của tôi, họ sẽ làm tê liệt chiếc xe, điều khiển chúng lao xuống núi”.

Theo Mikko Hypponen, mối nguy hiểm trên có thể xảy ra nhưng sẽ không xảy ra. Tin tặc không quan tâm đến việc giết người, động cơ của hầu hết các cuộc tấn công là tiền bạc.

Hacker tìm cách truy nhập vào xe thông minh để nhận tín hiệu từ anten, thiết lập kết nối với các khoá trong nhà. Kẻ xấu từ đó có thể đột nhập vào nhà và cuỗm đi tài sản. Do nắm quyền điều khiển xe, các hacker biến những chiếc xe tự lái thành những chiếc xe tự ăn trộm. Điều này chưa xảy ra nhưng chúng sẽ xuất hiện ở tương lai.

{keywords}
Huyền thoại bảo mật Mikko Hyppone trao đổi cùng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về những xu hướng bảo mật trong tương lai. Ảnh: Trọng Đạt

Từ kinh nghiệm của mình, Mikko Hypponen cho biết ông có thể dễ dàng tìm thấy mạng tự động hoá của các ngôi nhà thông minh hay bảng giao diện điền khiển của các nhà máy. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong thế giới IoT.

Chia sẻ quan điểm của mình về việc các thiết bị gia dụng đều kết nối với nhau, Mikko Hypponen tỏ ra lo ngại trong trường hợp mất kết nối Internet. Điều này từng xảy ra với một chiếc lò nướng kết nối mạng IoT. Vào thời điểm dịch vụ AWS (Amazon Web Services) của Amazon gặp sự cố, chủ của chiếc lò nướng nói trên không thể tắt được cỗ máy của mình.

Lấy ví dụ về mã độc Mirai, Mikko Hypponen cho rằng mã độc Mirai không thực sự lây nhiễm. Chúng săn các thiết bị IoT bằng các thông tin mặc định, từ khoá mặc định.

Bằng cách đơn giản như vậy, mã độc Mirai có thể nắm quyền điều khiển hàng trăm ngàn thiết bị. Khi mua 1 chiếc camera có kết nối Internet và không thay đổi mật khẩu mặc định, người dùng đã vô tình tạo điều kiện cho Mirai xâm nhập thiết bị của mình.

“Chúng ta từng bảo vệ máy tính bằng cách cập nhật, vá lỗi phần mềm, tạo các bản sao lưu dự phòng, chạy các chương trình diệt virus. Điều này không đúng với thế giới IoT. Chúng ta không thể làm ra các sản phẩm chống virus cho máy giặt hay lò vi sóng”, huyền thoại bảo mật thế giới chia sẻ.

Theo Mikko Hypponen, các thiết bị IoT phải được bảo vệ theo một cách thức mới, đó là sử dụng các bộ router bảo mật. Công cụ này cung cấp kết nối trực tiếp cho các thiết bị IoT, đồng thời cũng bảo vệ chúng. Đây là cách duy nhất để bảo vệ các thiết bị IoT khỏi các hacker và những kẻ khủng bố.

Trọng Đạt

IoT là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế

IoT là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế

Internet vạn vật hay Internet of Things là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Sau smartphone, VNPT Technology sẽ cung cấp giải pháp IoT

Sau smartphone, VNPT Technology sẽ cung cấp giải pháp IoT

Sau chiếc smartphone đầu tiên với tên gọi Vivas Lotus S1, VNPT Technology đang hướng tới việc phát triển và tạo ra những thành phố thông minh.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và IoT là cơ hội giúp VN phát triển đột phá

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và IoT là cơ hội giúp VN phát triển đột phá

Chính vì những lý do này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu luật CNTT cần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp CNTT.

Huyền thoại bảo mật Mikko Hypponen sẽ bàn gì tại Hội thảo ATTT 4.0?

Huyền thoại bảo mật Mikko Hypponen sẽ bàn gì tại Hội thảo ATTT 4.0?

Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Hội thảo ATTT 4.0 sẽ có sự xuất hiện và trình bày tham luận của ông Mikko Hypponen, một trong những “huyền thoại” của làng bảo mật của thế giới.

Đề án 99 giúp Việt Nam có thêm hàng ngàn chuyên gia ATTT cấp quốc tế

Đề án 99 giúp Việt Nam có thêm hàng ngàn chuyên gia ATTT cấp quốc tế

Việc xuất hiện thêm hàng nghìn nhân lực An ninh An toàn thông tin là kết quả đáng ghi nhận sau khi Đề án 99 được triển khai