Một báo cáo của hãng Bloomberg cho thấy các nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại vẫn có cách theo dõi người dùng khi bạn gỡ ứng dụng của họ.

Amazon và Supermicro yêu cầu Bloomberg đính chính vụ server gắn chip TQ

Tim Cook phủ nhận tin Trung Quốc cài vi mạch vào hệ thống Apple

Bị hack tơi bời, Facebook mua công ty an ninh mạng

Nếu bạn thấy một ứng dụng mà bạn đã xóa tuần trước đột nhiên xuất hiện ở mọi nơi, nó có thể không chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

{keywords}

Các công ty chuyên cung cấp các công cụ cho các nhà phát triển ứng dụng đã tìm cách để “theo dõi” điện thoại iOS và Android, cho phép họ “định vị” được người dùng nào đã gỡ cài đặt một phần mềm nhất định gần đây - và từ đó “khuyến khích” người dùng nên cài đặt lại ứng dụng này.

Công cụ “theo dõi gỡ cài đặt” này do những công ty như MoEngage, Localytics và CleverTap cung cấp. Tính năng này là một phần của bộ công cụ mở rộng thêm dành cho nhà phát triển ứng dụng.

Hiện tại có rất nhiều khách hàng lớn sử dụng bộ công cụ này như T-Mobile US, Spotify Technology và Yelp. Và điều này dường như đang trở thành xu hướng khi nhiều nhà phát triển nhỏ cũng theo dõi việc gỡ bỏ ứng dụng, nhằm mong muốn khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ hay ứng dụng của mình.

Bộ công cụ này sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn hợp pháp được trang bị trên các nền tảng di động: thông báo đẩy (push notification). Tính năng này rất quen thuộc với người dùng, nó chính là công cụ dùng để báo cho bạn biết khi có thông tin mới, chẳng hạn khi bạn có tin nhắn mới, email mới và bạn thấy nó hiển thị trên màn hình khóa.

Một ứng dụng khi đã bị gỡ bỏ thì nó không thể gởi bất kỳ thông báo đẩy nào nữa. Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố để biết đây là một người dùng vừa mới gỡ bỏ ứng dụng. Nhờ “thủ thuật” này, nhà phát triển có thể định vị “tập khách hàng” này để tiến hành quảng cáo, nhằm mong muốn khách hàng sử dụng lại ứng dụng.

Vậy làm sao để có thể nhắm được đúng chính xác người dùng này? Đó là nhờ một ID quảng cáo được kèm theo mỗi thiết bị. Mỗi chiếc điện thoại dù là iOS hay Android đều có một ID quảng cáo duy nhất, các công ty sẽ sử dụng ID này (thu thập được khi người dùng từng cài ứng dụng) để chuyển các quảng cáo mục tiêu đến thiết bị của bạn.

Cả hai nền tảng iOS và Android đều có tùy chọn tắt tính năng ID quảng cáo này, tuy nhiên không phải ai cũng biết và thực sự quan tâm đến chúng. Chính nhờ vậy, các dịch vụ này đang rất được quan tâm nhằm “theo dõi” bạn trên mạng và quảng cáo mời gọi bạn cài đặt lại ứng dụng.

Hiện tại, Google và Apple đều chưa có bình luận nào xoay quanh vấn đề này mặc dù hành vi này đã vi phạm chính sách của hai hãng trên. Và rõ ràng nó cũng vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Tin tặc tấn công dữ liệu bảo hiểm y tế của 75.000 người Mỹ

Tin tặc tấn công dữ liệu bảo hiểm y tế của 75.000 người Mỹ

Theo TechCrunch, tin tặc đã tấn công một hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ Mỹ hồi đầu tuần này, ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của 75.000 cá nhân.

Kẻ khiến hàng tỷ người không vào được Youtube mạnh thế nào?

Kẻ khiến hàng tỷ người không vào được Youtube mạnh thế nào?

Nhóm tin tặc đánh sập Youtube hôm 17/10 đã từng khiến CNN, ISIS, chính phủ Afghanistan và Israel... phải lao đao.

Nhiều router Linksys dính lỗ hổng bị chiếm quyền điều khiển

Nhiều router Linksys dính lỗ hổng bị chiếm quyền điều khiển

Nhiều router thương hiệu Linksys tại Việt Nam thuộc dòng E series có thể dính đến ba lỗ hổng nghiêm trọng, giúp hacker có thể chiếm quyền điều khiển router.

An Nhiên (theo Bloomberg)