Cuộc tranh chấp “phong tỏa tin tức” bắt đầu từ ngày 17/2 chỉ kéo dài một tuần, việc hòa giải diễn ra sau đó không có gì đáng ngạc nhiên. “Facebook, Google không che giấu sự thật về việc họ biết thế giới đang chú ý đến những gì đang xảy ra ở Australia”, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó.

Áp lực pháp lý toàn cầu đằng sau thỏa hiệp của Facebook với Australia

Ngoài Australia, Canada là quốc gia ủng hộ Đạo luật Thương lượng trên Truyền thông Tin tức nhanh nhất. Vào đầu tháng 2, Hiệp hội Báo chí và Truyền thông Canada đã phát động chiến dịch "giật tít biến mất" với sự tham gia của nhiều tờ báo lớn. Họ đồng loạt đăng bài tiêu điểm trên trang nhất, phản đối việc các nền tảng như Facebook và Google đã phủ nhận hầu hết doanh thu quảng cáo của báo chí. Ngày 18/2, Bộ trưởng Bộ Di sản Canada Steven Guilbeault cũng lên án việc phong tỏa truyền thông Australia và nói rằng động thái của Facebook sẽ không ngăn cản nước này thúc đẩy luật thu phí tin tức vào đầu năm nay.

Ngoài Australia và Canada, Facebook cũng phải đối mặt với những rủi ro quy định tương tự tại ít nhất 6 quốc gia bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh. Tại Anh, nhiều chính trị gia thuộc Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động cũng đã thúc giục chính phủ Australia xúc tiến “Dự luật thương lượng trên các phương tiện truyền thông tin tức”. Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số và Đạo luật thị trường kỹ thuật số của Liên minh châu Âu đang được soạn thảo và các dự luật khác phản ánh tư duy quản lý tương tự như Đạo luật của Australia. 

Ngoài ra, còn có áp lực từ các “đồng nghiệp” trên Internet. Chủ tịch Microsoft Brad Smith từng công khai ủng hộ dự luật của Australia. Ông cho biết, ngành công nghiệp truyền thông phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại kỹ thuật số và Microsoft “hoàn toàn ủng hộ dự luật này nhằm giải quyết sự mất cân bằng trong khả năng thương lượng giữa truyền thông và các nền tảng”. Microsoft, công ty sở hữu công cụ tìm kiếm Bing, đang đàm phán với báo giới châu Âu để kêu gọi thiết lập một hệ thống quản lý kiểu Australia, nhằm thúc đẩy các nền tảng kỹ thuật số trả tiền cho tổ chức tin tức.

Trong một bài phát biểu, John Hinds, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của News Media Canada, nói rằng chính phủ Australia “đang lập pháp để ngăn chặn Facebook và Google lạm dụng các hoạt động độc quyền”. Chủ tịch Tiểu ban Chống độc quyền của Hạ viện Mỹ David Cicilline cũng tuyên bố trong một tweet mới đây, quyết định của Facebook với truyền thông Australia là “sự thừa nhận cuối cùng về quyền lực độc quyền”.  

Có thể thấy, việc Australia đưa ra luật mới và sự ủng hộ của nhiều chính phủ vẫn có thể được xem xét lại trong khuôn khổ chống độc quyền, nhưng tham vọng “lạm dụng vị thế” của Facebook đã thất bại. Thỏa hiệp của Facebook phần lớn do cân nhắc về những rủi ro quy định diễn ra trên quy mô toàn cầu - đây không còn là vấn đề có thể giải quyết bằng cách từ bỏ thị trường Australia. “Qua vụ việc này cũng có thể thấy rằng sự độc quyền hay thống trị của Google và Facebook không phải là mạnh, họ vẫn cần phải tôn trọng luật pháp địa phương, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ”, một nhà bình luận nói.

Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Mark Warner cũng đưa ra nhận định trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald, Australia là một trong những quốc gia đang “vật lộn để đối phó với sự thống trị thị trường của Google và Facebook”. Quyết định của Facebook cấm người dùng Australia chia sẻ các bản tin là một “phương pháp bắt nạt không thể chấp nhận được”, "Điều này cho thấy lý do tại sao nhiều chính phủ trên thế giới đang thẳng tay đàn áp các công ty công nghệ lớn”. Ngay từ tháng 7/2020, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần nhắm vào nhóm Big Tech, liên quan đến các chủ đề như công nghệ kỹ thuật số, sinh thái chính trị, quy định kinh tế và chống độc quyền.

Thật trùng hợp, một ngày sau khi Facebook xóa sổ fanpage của các tổ chức truyền thông Australia, Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện Mỹ thông báo sẽ khởi động chiến dịch chống lại Facebook, Twitter vào ngày 25/3. Trong đó, bao gồm phiên điều trần trực tuyến mới với 3 gã khổng lồ mạng xã hội (MXH), tập trung các vấn đề như gian lận bầu cử trên MXH và tin giả vaccine Covid-19.

“Mặc dù dự luật lần này là đề xuất của một quốc gia, tôi nghĩ những gì nó phản ánh liên quan đến vấn đề toàn cầu. Khi chất lượng tin tức đã trở thành trọng tâm, người dùng sẽ bắt đầu lo lắng về việc liệu họ có nhận được thông tin sai lệch hay không, nhất là những tin giả không được kiểm chứng trên các nền tảng như Facebook, Twitter”, Terry Flew, giáo sư truyền thông tại Đại học Sydney, cho biết.  

Điệp Lưu

Chặn tin tức ở Australia, Facebook “chĩa mũi giáo” vào Đế chế Murdoch?

Chặn tin tức ở Australia, Facebook “chĩa mũi giáo” vào Đế chế Murdoch?

Trước đó, để phản đối luật thanh toán tin tức của Australia, Facebook đã phong tỏa giới truyền thông nước này khiến mối quan hệ giữa hai bên có chiều hướng xấu đi.