Vừa qua Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đơn vị này đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, trong đó có đề cập đến việc áp dụng trừ điểm vào bằng lái của tài xế vi phạm giao thông.

Chưa bị xử phạt, nhiều người ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông

Gần như ngay lập tức, dư luận đã có nhiều ý kiến bày tỏ thái độ băn khoăn, nghi ngại trước tính hiệu quả của phương án này.

Tạm gác lại những tranh luận, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng điều luật này như thế nào.

Theo thống kê, những nước đang có giao thông an toàn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản,... đều áp dụng phương thức phạt điểm này.

Trong đó, hệ thống tính điểm bằng lái được áp dụng tại Anh đang được giới chuyên gia đánh giá cao. Bằng lái xe do vương quốc Anh cấp hiện cũng được xếp hạng "quyền lực" nhất thế giới, được nhiều quốc gia công nhận nhất.

{keywords}
Phương pháp tính điểm, treo bằng lái không hề hiếm trên thế giới

Cách thức áp dụng rất đơn giản và dễ hiểu. Mỗi bằng lái bình thường, hoàn toàn "sạch" sẽ có mức 0 điểm. Nếu có bất cứ hành vi vi phạm luật giao thông, ngoài hình phạt cụ thể được quy định cho từng lỗi, bằng lái sẽ bị tính điểm phạt. Nếu chạm mức 12 điểm sẽ bị treo bằng.

Tùy theo mức độ vi phạm, mức điểm phạt cũng khác nhau. Các lỗi nhẹ như phanh xe, lốp xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sẽ bị phạt 3 điểm, lỗi vượt quá tốc độ sẽ bị phạt từ 3 đến 6 điểm, lỗi gây tai nạn rồi bỏ chạy có thể bị phạt tới 10 điểm. Các điểm phạt này sẽ có thời hạn tồn tại trong vòng 4 năm. Người vi phạm nào bị phạt quá 12 điểm trong 3 năm thì sẽ bị treo bằng. Thời hạn treo bằng lần đầu là 6 tháng, lần thứ 2 là 1 năm và lần thứ 3 là treo bằng 2 năm.

Ví dụ cụ thể như sau, nếu tài xế trong năm 2018 có một lần mắc lỗi vượt tốc độ ở mức nghiêm trọng thì sẽ bị phạt 6 điểm. Phải sau thời hạn 4 năm (năm 2022) 6 điểm phạt này mới bị xóa đi. Còn trong khoảng thời gian từ 2018 tới 2021, tài xế này mắc thêm các lỗi khác khiến tổng điểm tăng tới 12 thì sẽ bị treo bằng lần đầu 6 tháng. Các lần sau là 1 năm và 2 năm.

Có thể thấy chỉ cần mắc 3 đến 4 lỗi nhỏ là đã đủ 12 điểm và bị treo bằng. Quá trình đợi để tẩy điểm phạt cũng mất tới 4 năm nên các lái xe tại Anh hết sức cẩn trọng khi ra đường.

{keywords}
 Các lái xe tại Anh luôn đau đầu vì điểm phạt

Giống như tại Việt Nam, luật pháp Anh không quy định hình phạt tước bằng lái vĩnh viễn nhưng họ cũng có chế tài rất nặng cho những lỗi đặc biệt nghiêm trọng. Nếu trong quá trình điều khiển phương tiện, lái xe có sử dụng rượu hoặc ma túy và gây tai nạn chết người, ngoài án phạt tù phải chịu, người này sẽ bị cộng 11 điểm phạt có thời hạn trong vòng 11 năm. Nghĩa là trong vòng 11 năm, với bất kỳ lỗi nhỏ nào trên đường cũng sẽ khiến tổng điểm quá 12 và bị treo bằng.

Các lái xe chấp hành lệnh của tòa án rất nghiêm túc, nếu bị bắt gặp vẫn lái xe trong thời hạn phạt treo bằng, họ sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền hoặc phạt tù.

Tại Anh, thông tin về tình trạng bằng lái cũng rất minh bạch, công khai. Chỉ cần có mạng Internet là có thể kiểm tra được bằng lái của ai đang bị "dính" bao nhiêu điểm phạt nên khó có thể xảy ra trường hợp tẩy điểm, xóa điểm.

Có thể thấy, so với phương pháp "bấm lỗ" trước kia đã áp dụng tại Việt Nam, phương pháp tính điểm phạt có nhiều ưu điểm. Vì điểm phạt được xóa sau một thời gian nên nó tạo cho người ta cơ hội sửa sai. Có thể áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nên các hành vi chạy điểm, tẩy điểm cũng sẽ bị kiểm soát.

Tuy nhiên, đến cuối cùng phương pháp này có hiệu quả hay không vẫn phải phụ thuộc vào quá trình xử lý ban đầu. Các khâu xác định có áp dụng điểm phạt với tài xế hay không, phạt bao nhiêu điểm vẫn phải do con người thực hiện.

Hoàng Hiệp

Đăng ký ô tô phải có tài khoản để phạt nguội: Người mượn vi phạm, chủ xe cũng phải chịu phạt

Đăng ký ô tô phải có tài khoản để phạt nguội: Người mượn vi phạm, chủ xe cũng phải chịu phạt

Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, chủ xe mặc dù không phải là người trực tiếp gây ra hành vi vi phạm giao thông nhưng cũng là người phải chịu trách nhiệm về hành vi này.

Tài xế vi phạm kháng cự, CSGT được làm gì?

Tài xế vi phạm kháng cự, CSGT được làm gì?

Có nhiều cách để CSGT xử lý những tài xế không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, thậm chí cố tình nhấn ga bỏ chạy.

Chưa bị xử phạt, nhiều người ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông

Chưa bị xử phạt, nhiều người ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông

Hình ảnh về một phụ nữ điều khiển xe máy dừng xe giữa đường, chặn đầu xe ô tô và các phương tiện khác để sử dụng điện thoại bị một người nước ngoài nhấc bổng đuôi xe kéo vào lề đường đã làm “nóng” mạng xã hội.