Bước đi mới về pháp lý của Trung Quốc được triển khai sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

{keywords}

Tòa trọng tài thường trực ở La Hay lắng nghe luật sư Philippines trình bày.

Từ “đường lưỡi bò” đến “Tứ Sa”

Vừa qua, tờ Washington Free Beacon tiết lộ cách diễn giải phi lý mới của Trung Quốc được giới chức ngoại giao nước này thông báo trong cuộc họp kín với phía Mỹ. Theo đó, nước này không còn tập trung vào cái gọi là “đường lưỡi bò”, mà chuyển sang vận dụng thủ đoạn gọi là “Tứ Sa”.

Theo cách mô tả sơ sài, rối rắm và phi lý của Vụ phó Vụ Điều ước và pháp luật (Bộ Ngoại giao Trung Quốc) Mã Tân Dân, cái gọi là chiến thuật “Tứ Sa” được hiểu là bao gồm việc ngụy xưng vùng nước lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với một vùng biển rộng lớn xung quanh 4 khu vực bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc lần lượt gọi là “Nam Sa” và “Tây Sa”), quần đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông (Trung Quốc gọi là “Đông Sa”) và bãi Macclesfield ở phía tây (Trung Quốc gọi là Trung Sa). Vùng biển được ông Mã mô tả cũng bao phủ khu vực rộng không kém gì cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngụy xưng.

Theo Washington Free Beacon, giới chức Mỹ tham dự cuộc họp đã thể hiện sự bất ngờ trước chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc trong mưu đồ kiểm soát vùng biển này, bởi nó chưa từng được đề cập trước đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins cho hay bộ này không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao, song khẳng định Mỹ có quan điểm rõ ràng và nhất quán là các yêu sách về biển của mọi quốc gia ở Biển Đông và trên thế giới phải phù hợp với luật pháp quốc tế về biển như được thể hiện trong Công ước LHQ về luật Biển 1982.

Bước đi mới về pháp lý của Trung Quốc được triển khai sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Jim Fanell, đại tá hải quân về hưu, từng là chỉ huy tình báo hạm đội Thái Bình Dương, cho rằng nếu được xác nhận, cái gọi là "Tứ Sa" dường như là "bước đi logic tiếp theo của Bắc Kinh trong việc 'cắt lát salami', nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Biển Đông". Việc Trung Quốc chuyển hướng sang khái niệm mới là do tuyên bố "đường lưỡi bò" gây báo động cho toàn khu vực. Mục tiêu cuối cùng vẫn là kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Ông Fanell khuyên chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tiên nhắc nhở Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, trong đó xác định tuyên bố chủ quyền của nước này với vùng biển là bất hợp pháp. "Thứ hai, Mỹ cần triển khai tàu sân bay hoặc một nhóm tác chiến viễn chinh thường trực ở Biển Đông nhằm đảm bảo Bắc Kinh biết rằng chúng ta không nói suông".

{keywords}
 

Ý đồ nào đằng sau?

Trong một bài viết của mình, bình luận về động thái này của Trung Quốc, Th.S. Nguyễn Hoàng Minh, nghiên cứu viên của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, phân tích bốn ý đồ chính đằng sau bước đi này:

Trung Quốc đang chuẩn bị bước vào Đại hội 19, đánh dấu việc kết thúc chặng thứ nhất của chiến lược xây dựng “cường quốc biển”, tạo tiền đề bước vào giai đoạn thực hiện mục tiêu “trăm năm thứ nhất – 2021”. Với việc đề cập yêu sách “Tứ Sa” với nội hàm cơ bản giống với yêu sách “đường đứt đoạn”, có thể thấy, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang sử dụng vấn đề Biển Đông để tạo hiệu ứng tuyên truyền nội bộ về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và thành tích đạt được trên trường quốc tế để tăng uy tín chính trị trước Đại hội 19.

Thêm vào đó, tình hình Triều Tiên đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng leo thang căng thẳng, buộc Mỹ phải có những thỏa hiệp nhất định để đánh đổi sự ủng hộ của Trung Quốc khi đưa ra những lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Triều Tiên. Đồng thời, chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời chính quyền Trump chưa được định hình rõ ràng. Nhiều khả năng sự quan tâm đối với tình hình Biển Đông và sự ủng hộ đối với các nước yêu sách khác trong khu vực của Mỹ sẽ suy giảm. Vì vậy, Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội để triển khai chiến thuật mới khẳng định chủ quyền đối với “Tứ Sa”.

Bên cạnh đó, mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố phủ nhận và không tuân thủ phán quyết – vốn đã bác bỏ tính hợp pháp của yêu sách “đường đứt đoạn”, song về bản chất Trung Quốc hiểu rằng nếu tiếp tục thực thi yêu sách này sẽ gây tổn hại đến uy tín và vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, trong bối cảnh Trung Quốc đang xây dựng hình ảnh là một quốc gia có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế, tương xứng với vị thế “cường quốc kiểu mới”, Trung Quốc cần nhanh chóng tìm ra một chiến thuật mới “có vẻ” phù hợp với luật pháp quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được yêu sách của mình trên Biển Đông. Do đó, việc Trung Quốc thay đổi chiến thuật từ “đường đứt đoạn” sang “Tứ Sa” để đáp ứng nhu cầu này.

Quan trọng hơn hết, chính sách Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi từ trước đến nay, từ kiểm soát tiến tới độc chiếm Biển Đông bằng nhiều biện pháp khác nhau. Diễn biến trên Biển Đông trong thời gian qua có thể thấy Trung Quốc đã linh hoạt điều chỉnh các bước đi trên cơ sở, đa dạng trong công cụ, cách thức, đối tượng và thời điểm triển khai để tăng cường ảnh hưởng chính trị, khẳng định vai trò “cường quốc biển”. Trong bối cảnh tiềm lực quốc gia đã được nâng cao, Trung Quốc đã từng bước tiến hành đồng thời cả hai hướng hợp tác và đấu tranh, bao gồm kết hợp đưa ra các sáng kiến hợp tác kinh tế trong khi tiếp tục mở rộng yêu sách chủ quyền và chiếm đóng trên thực tế.

Kim Anh - Diệu Thúy (tổng hợp)