Chantal Doecke, người rời Việt Nam thông qua chiến dịch Babylift một ngày sau chuyến vận chuyển đầu tiên, đã đến Australia. Bà khát khao tìm lại cha mẹ đẻ của mình ngay sau lúc sinh con.

{keywords}
Hai em nhỏ sống sót sau tai nạn máy bay được đưa tới bệnh viện
“Tôi đứng trước gương và bế con gái, tôi nghĩ, 'ồ, con trông giống tôi', rồi tự hỏi 'tôi không biết tôi như thế nào. Điều này ám ảnh tôi".

Doecke đã mất nhiều năm vô vọng trong nỗ lực tìm lại cha mẹ.

Sue Yen Byland, một đứa trẻ khác của chiến dịch Babylift, được cặp vợ chồng ở Perth, Australia nhận nuôi. Đã suốt 9 năm, bà cố gắng nhưng không thành công trong việc tìm kiếm cha mẹ đẻ. Bà tin cha mình là một quân nhân Mỹ.

“Tôi làm mọi thứ trong khả năng, để cho người phụ nữ sinh ra tôi biết rằng, tôi đang tìm kiếm bà ấy", Sue nói.

Carnie kể, anh và em gái được biết rằng, mẹ đẻ của họ đã chết ngay sau lúc sinh con, và cha họ đã đưa con tới cô nhi viện khi không còn người thân chăm sóc. Carnie không cố tìm lại gia đình kể từ khi trở lại Việt Nam.

“Vì vụ tai nạn máy bay mà mọi tài liệu giấy tờ của chúng tôi bị thiêu hủy, nên chúng tôi thực sự không có tên của cha mẹ hay nơi sinh ra, thậm chí là ngày sinh hay cái tên Việt Nam. Mọi thứ chỉ là truyền miệng, và thực sự thông tin có giá trị đến thế nào? Không phải vì tôi không muốn tìm kiếm cha mẹ đẻ, nhưng tôi nghĩ, rất khó để tìm ra sự thật tôi là ai, từ đâu tới".

{keywords}

Landon Carnie và người em song sinh

Khao khát câu trả lời

Tuy nhiên, Carnie cũng được kể lại rằng, cha mẹ anh sống ở Bạc Liêu, cách TP.HCM khoảng 300km.

“Đôi lần tôi đã tìm kiếm, trong vai trò là một du khách", anh cho biết. "Tôi đã gặp các sơ từng chăm tôi trong cô nhi viện cách Bạc Liêu khoảng 75km. Họ nhớ là từng chăm sóc tôi và em gái nhưng không biết cha mẹ tôi là ai".

“Ba bốn năm tước, tôi đã tham gia một số nhóm tổ chức kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, với bữa trưa, bữa tối vui vẻ", Carnie kể. "Tôi có ba, bốn người bạn Việt Nam được nhận làm con nuôi những năm 1970 nhưng không phải của Babylift. Chúng tôi đã trao đổi những trải nghiệm của mình".

Gặp những người từng là trẻ mồ côi của Babylift có thể gây mất phương hướng, anh giải thích. “Bạn được nói trong cả cuộc đời mình, rằng bạn khá đặc biệt và mọi người luôn hỏi câu chuyện của bạn. Sau đó, bạn gặp những người khác, bạn sẽ thấy họ có câu chuyện tương tự. Và bạn nghĩ, bạn chả có chút đặc biệt gì. Tuy đến từ nhiều vùng khác nhau của Việt Nam và đi khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng tôi cùng chung nhiều vấn đề như mất nhân thân, nhận dạng và khát khao tìm kiếm câu trả lời, mình là ai".

{keywords}

Carnie thăm lại hiện trường máy bay gặp nạn

Trò chuyện với Carnie, rõ ràng thấy ở anh đau đáu những câu hỏi chưa được trả lời, nhưng có một điều khẳng định rằng, sức sống tuyệt vời - ra nước ngoài khi mới 17 tháng tuổi cùng em gái - đã khiến cho anh có một tinh thần tự tại. “Tôi nắm lấy cuộc sống và theo đuổi nó. Tôi cần tự mình tận hưởng", Carnie quả quyết nói.

Vị phi công 'người hùng'

Cơ trưởng Dennis "Bud" Traynor, người lái chuyến bay đầu tiên của chiến dịch Babylift, đã được tôn vinh bởi nỗ lực cứu sống 175 người với cái đầu lạnh sau khi một tiếng nổ thổi tung cửa sau khi máy bay đang ở độ cao 7.000m.

Traynor và cộng sự Tilford Harp - cả hai đều sống sót sau thảm họa - đã thực hiện một 'phép màu' quay 180 độ, đưa máy bay trở lại sân bay Tân Sơn nhất.

Máy bay rơi xuống cánh đồng lúa, trượt vài trăm mét trước khi vỡ ra làm bốn mảnh. Cú va đập cuối cùng đã cướp đi sinh mạng của toàn bộ người ngồi phía sau.

Sau đó, toàn bộ phi đội C-5 của Mỹ bị hạn chế hoạt động trong khi cơ quan điều tra tai nạn không quân Mỹ phân tích vụ việc.

Cùng với Harp, Traynor được trao huân chương vì sự dũng cảm. Thi thể của những em bé thiệt mạng trong thảm kịch được chôn cất ở một nghĩa trang tại Pattaya, Thái Lan.

Thái An (theo SCMP)