- Tháng 3/2011, lần đầu tiên, một nhóm nhà báo hải ngoại khét tiếng tại Cali, trong đó có Nguyễn Phương Hùng, đã phỏng vấn Tổng lãnh sự VN tại San Francisco.

Cho đến 2011 trở về trước, Nguyễn Phương Hùng vẫn là một nhà báo chống chính quyền, Nhà nước trong nước "nổi tiếng" có hạng suốt hàng chục năm.

Trong một bài báo tự sự đăng trên trang điện tử do mình làm chủ ở California, ông đã gọi thời gian 36 năm về trước đó là khoảng thời gian "phí phạm" với tầm nhìn "thiển cận".

Lời thỉnh cầu Vua Hùng

Cuộc phỏng vấn Tổng lãnh sự VN tại San Francisco, bang California (Cali) Lê Quốc Hùng tháng 3/2011 là một bước ngoặt. 

{keywords} 

Đó là lần đầu tiên một nhóm nhà báo hải ngoại khét tiếng tại Cali chống chính quyền phỏng vấn ông Lê Quốc Hùng. Nguyễn Phương Hùng là một trong ba nhà báo của nhóm. Trong cuộc phỏng vấn, nhà ngoại giao để lại một thông điệp khiến ông Hùng suy nghĩ nghiêm túc: Nếu có dịp nào đó mời các nhà báo về trong nước để biết rõ về những thay đổi, thực tiễn đất nước hiện nay.

Việc trở lại VN thực ra không phải lần đầu len lỏi trong suy nghĩ của nhà báo này khi ông phỏng vấn Tổng lãnh sự VN. Ông kể, từ sau 1994, khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với VN, ông đã suy nghĩ về cơ hội trở về để quan sát những tác động của quyết định chính trị này đối với VN như một cơ hội thay đổi ra sao.

Thật bất ngờ, không lâu sau đó, khoảng tháng 6-7, Nguyễn Phương Hùng và hai nhà báo từng phỏng vấn Tổng lãnh sự VN nhận lời mời về VN tham dự hoạt động của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9. Chuyến đi được đài thọ toàn phần.

Đi hay không đi? Hai tháng chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi là trải nghiệm đáng nhớ. Lần đầu tiên mình trở về liệu có an toàn, mình có bị trả thù, có bị nguy hiểm tính mạng, mình có bị giữ lại, rồi sự chú ý, thái độ hậu chuyến đi của nhóm hải ngoại thù hận với chính quyền... là hàng loạt câu hỏi trong đầu.

{keywords} 

"Có người hỏi tôi, tại sao anh chống dữ thế mà không sợ, dám quay về. Tôi liền nghĩ, thực ra họ (Nhà nước) không làm gì tôi có lợi hơn là giữ tôi ở lại vì họ đã chiến thắng, thống nhất đất nước của mình. 

Bắt một cá nhân như tôi không thể thay đổi được cục diện gì, còn nếu chỉ để thỏa mãn tự ái, trả thù thì điều đó có lợi không? Tôi nhớ mãi sau này về, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có nói một điều rằng để thu phục nhân tâm thì phải lấy chí nhân thay cường bạo. Dù quả thực trước khi trở về, tôi suy nghĩ rất nhiều, không nói gì cho bà xã biết" - ông kể.

Rồi ông quyết định: Đi. Hai tuần sau khi nhận lời, ông mời vợ - ca sĩ Lệ Hằng trò chuyện nghiêm túc, thông báo việc về VN. Cô Hằng nén sự lo lắng bằng một câu hỏi khẽ "anh suy nghĩ kỹ chưa?". Ông Hùng dặn dò vợ đủ thứ, để lại đủ loại giấy tờ, số điện thoại cần thiết của chính quyền Mỹ đề phòng can thiệp nếu ông gặp vấn đề khi trở về VN.

"Vậy cảm giác khi lần đầu tiên trở về lúc đó là gì sau bao nhiêu lo lắng dồn nén?" - tôi hỏi. 

"Đặt chân về VN, tôi mới thấy buồn cười vì sự lo lắng, dự liệu bao nhiêu tình huống của mình. Bất ngờ vô cùng. Không chỉ "an toàn, nguyên vẹn", đó là một cuộc trở về đầy cảm xúc, đầy nước mắt. Lần đầu tiên VTV4 phỏng vấn tôi dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, tôi đã nói một câu: Những người nào chưa về VN bao giờ hãy về một lần để biết".

{keywords}
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp đoàn kiều bào, trong đó có ông Nguyễn Phương Hùng về dự Tết cổ truyền 2015

Một chuyến trở về có cả ý nghĩa thăm dò, nên ngoài Hà Nội, ông tham dự các hoạt động chung của chương trình, thăm quan một số danh thắng như chùa Bái Đính. "Nhưng lần trở về thứ hai, tôi đã chủ động chương trình riêng của mình. Đúng tinh thần khám phá của một người làm báo khát thực tiễn mới" - ông Hùng chia sẻ.

Rồi chuyến nọ nối tiếp chuyến kia, chỉ trong 5 năm, ông đã có gần chục chuyến trở về. Rong ruổi mọi nơi, trên mọi nẻo đường, trên người nhà báo Việt kiều này luôn lỉnh kỉnh 3 món bất li thân: máy quay phim, máy ảnh, điện thoại smartphone để cập nhật Facebook liên tục theo dạng nhật ký hành trình, ghi lại tất cả những gì mình thấy trước mắt.

"Ông đi, chụp ảnh, quay phim như người khát?" - tôi hỏi dò ý tham vọng đi, vì Củ Chi, nơi đứng hỏi chuyện, thì ông cũng đã đi tới 3 lần.

"Trong lần đầu tiên trở về, khi đến Đền Hùng dâng hương, tôi đã thắp nén nhang cho một ước nguyện. Tôi nói rằng: Con là người Bắc Giang, ngày hôm nay trở về đây, lần đầu tiên tới đất Tổ, con chỉ xin Quốc Tổ anh linh cho đất nước của mình hòa bình mãi mãi, cho người hải ngoại và ở trong nước cùng bắt tay với nhau. Chúng ta chỉ có một Tổ, một đất nước để thương yêu". 

{keywords}
Vợ chồng ông Nguyễn Phương Hùng gặp đoàn UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tại Mỹ
Ông Hùng cũng kể vui: "Trong một lần gặp gỡ kiều bào, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhìn ông rồi tếu : ba mươi mấy năm mà không về có vấn đề đấy. Tôi liền nói lại, tôi đồng ý, 36 năm không về đúng là có vấn đề. Nhưng 36 năm không về rồi lại trở về thì mới có vấn đề hơn nữa".

Trong một bài báo mang tính tự sự đăng trên trang điện tử của mình, ông Hùng tâm tư: "Lần di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, tôi chưa đủ lớn để nhận thức; lần di tản 30/4/1975 bởi vì tôi là người bại trận và sợ bị trả thù. 

Nhưng chuyến trở về tháng 9/2011 quả thật đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Từ những thay đổi trong suy tư đến những đấu tranh tôi đã phí phạm trong suốt 36 năm qua vì những sự thật mà tôi đã nhìn thấy tại VN, hình ảnh quê hương và những đổi thay 36 năm qua những chuyến đi đã cho tôi bắt buộc phải thay đổi suy nghĩ và tầm nhìn thiển cận trước đây".

Xuân Linh

Bài tiếp: Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa

Cuộc gặp đặc biệt của phu nhân TBT Nguyễn Văn Linh

Bà Bảy Huệ cười ấm áp khi gặp lại người em gái cách mạng Nguyễn Thị Bình.

Phút hồi niệm riêng của Tim Page

Tim Page chỉ lên bức ảnh mà chỉ thêm 3 cú bấm máy, người phóng viên chiến trường Việt Nam đã qua đời. Ông đã tìm gặp con trai của người phóng viên - liệt sỹ đó.

Cuốn nhật ký bằng thơ và chuyến đi hòa giải

Hai người ngồi im lặng, bất giác Paul hỏi ông Nghĩa sợ gì nhất vào ban đêm khi đóng quân ở khu vực này. Ông Nghĩa trả lời ngắn gọn: Cọp. Rồi họ tiếp tục mỗi người một dòng suy nghĩ.

Truy tìm nóc nhà trực thăng Mỹ chạy khỏi Sài Gòn

Tạp chí People mất nhiều ngày tìm kiếm ở TP.HCM địa điểm máy bay trực thăng chở người di tản từ nóc tòa nhà mà nhiều người tưởng là tòa Đại sứ Mỹ bấy giờ. 

Số phận đặc biệt của chiếc xe tăng 390

Năm 1995, Françoise Demulder có triển lãm ảnh về sự kiện 30/4/1975 ở Paris. Trong một sự hữu duyên tình cờ, xe tăng 390 được phát lộ sự thật vai trò lịch sử.

Buổi xem phim đặc biệt cùng ông Sáu Dân

Sau ca mổ đặc biệt, Trần Đông A cùng nhóm giáo sư đầu ngành được ông Sáu Dân mời đến nhà chơi, chiếu phim cho xem. 

Vì sao GS Trần Đông A vẫn chọn Việt Nam?

Năm 1990, khi GS Đông A đang ở Pháp tham gia một chương trình trao đổi, có tin đồn từ trong nước là ông từ Paris đã “dzọt” sang Mỹ. 

Phi đội hào hoa đánh Tân Sơn Nhất

Phi công phi đội Quyết Thắng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ai cũng đẹp trai kiểu đàn ông đích thực và toàn tài.

Phi đội Quyết Thắng và bí mật mang tên Mười Thìn

Nghe giới thiệu Tướng Trần Mạnh, Tướng Phạm Ngọc Sang đứng bật dậy: “Thưa tướng quân, cho phép tôi chào ông tướng số 1 của Không quân miền Bắc”.

Vị Tướng của những trận chiến khét tiếng

Tướng Đoàn Sinh Hưởng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi 26 tuổi - có thói quen chải tóc thật đẹp khi ra trận.

Chuyện cận kề cái chết của nguyên Tổng tham mưu trưởng

Chiếc máy ảnh đeo vắt trên mình để mang ra chụp khoảnh khắc lịch sử bị quên khuấy... - Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Tổng tham mưu trưởng QĐND VN kể.