Việc thực hiện bản Hướng dẫn số 02-HD/TW của Ban Bí thư Khóa XII về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận trên lĩnh vực quyền con người là nhiệm vụ vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến khó lường, nhất là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ, cực đoan, tình hình thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo; tranh chấp lãnh thổ,...

Thông qua thực hiện hướng dẫn số 02, tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững đất nước, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

{keywords}
Ban Bí thư đã ban hành Thông báo Kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới (Chỉ thị 44).

Quan điểm, chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Ðảng, Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tiếp tục được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các Nghị quyết Ðại hội XI và XII của Ðảng đã được quán triệt sâu sắc, tạo chuyển biến nhận thức quan trọng, tích cực trong cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác nhân quyền trong tình hình mới.

Trên tinh thần đó, thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người.

Trên thực tế, các thành tựu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế đã tạo các điều kiện vật chất và nguồn lực để bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân. Ðời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao; tỷ lệ nghèo giảm mạnh cùng với việc thúc đẩy bình đẳng xã hội, việc thụ hưởng các quyền con người của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực được nâng lên rõ rệt.

{keywords}
Ban Bí thư vừa ban hành Thông báo Kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới (Chỉ thị 44). Ảnh minh họa: Dũng Lê

Sau gần tám năm thực hiện Chỉ thị 44, công tác nhân quyền đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam đã được quốc tế hoan nghênh tại các phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR); Ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, nỗ lực không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an ninh xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận dịch vụ công, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, quyền tiếp cận thông tin…

Cùng với những thành tựu nêu trên, Việt Nam cũng luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào những giá trị chung, tích cực và tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Việt Nam tham gia tích cực vào các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế khác. Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa ra và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh các sáng kiến về quyền con người, đặc biệt về nội dung liên quan đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, những người chịu tác động của biến đổi khí hậu.

{keywords}
Phát huy mạnh mẽ những thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, bảo đảm ngày càng tốt hơn và thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về giảm nghèo bền vững, bảo đảm quyền của những nhóm dễ bị tổn thương. Ảnh minh họa: Dũng Lê

Trên nền tảng kết quả đã đạt được, và cũng để bảo đảm tốt nhất quyền cho mọi người dân, các động thái của Việt Nam thời gian qua liên quan đến quyền con người đã chứng minh Việt Nam tiếp tục nỗ lực hoàn thiện nhà nước pháp quyền, củng cố nền tảng pháp lý và chính sách liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Cụ thể là việc đẩy mạnh thực hiện “Chính phủ kiến tạo vì người dân”, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công, ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước; Là việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng các chính sách giảm bền vững nghèo đa chiều, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực địa lý, các nhóm dân cư, trong đó đặc biệt chú trọng các nhóm dễ bị tổn thương.

Các vị lãnh đạo Việt Nam cũng khẳng định, tiếp tục ủng hộ cùng với các quốc gia trên thế giới đóng góp và làm giàu những giá trị của nhân loại về quyền con người, làm sống động tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế trong thế kỷ XXI.

Hòa Bình