- Giữa một rừng đại ngàn thông tin về ngày hội bóng đá toàn cầu, thì sự kiện giải cứu đội bóng đá trẻ em của Thái Lan mang tên Lợn hoang ở hang núi Chiang Rai vẫn nhiều ý nghĩa...

Khi trên nước Nga, Cúp bóng đá toàn cầu đang diễn ra những trận đấu vòng 1/8 đầy kịch tính và hứng khởi chi phối sự quan tâm của truyền thông toàn thế giới, thì ở nước láng giềng Thái Lan xảy ra một sự kiện nghẹt thở: Đội bóng Lợn hoang mất tích và cuộc tìm kiếm dài ngày có hồi kết tốt lành.

Lợn hoang là tên gọi đội bóng nhí, tuổi đời từ 11 đến 16, gồm 12 thành viên và một huấn luyện viên 25 tuổi. Trong một chuyến dã ngoại, toàn đội bị mắc kẹt trong hang núi Tham Luang Nang non, tỉnh Chiang Rai khi bất ngờ gặp trận mưa lũ lớn...

Giữa một rừng đại ngàn thông tin về ngày hội bóng đá toàn cầu, thì chuyện một đội bóng trẻ con ở quốc gia Đông Nam Á mất tích liệu có ý nghĩa gì?

Trong một số lĩnh vực, trong đó có bóng đá, người Thái vẫn là đỉnh cao mà chúng ta chưa dễ chinh phục, vượt qua. Giữa những ngày mà đại đa số công chúng trên thế giới dành phần lớn tâm trí dõi theo đường đi của trái bóng tròn, thì ở một tỉnh xa xôi của Thái lan, một đội bóng thiếu niên lại làm một cuộc dã ngoại bằng xe đạp với điểm đến là hang động. Tại sao lại thế? Họ thờ ơ với ngày hội bóng đá chăng?

{keywords}
Các thành viên đội bóng Thái Lan được tìm thấy trong hang động sau 9 ngày bị mắc kẹt.

Chắc không phải thế. Tôi nghĩ: Không phải là cuộc dã ngoại bình thường. Họ đang tìm đường đến World Cup! Chỉ là đội bóng lứa tuổi thiếu nhi được tập hợp vào dịp nghỉ hè, nhưng từ những hình ảnh truyền thông cung cấp cho thấy tính chuyên nghiệp của đội bóng rất cao, từ trang phục, phương tiện, đến cách tổ chức. Họ đến hang động để khám phá thiên nhiên, thư giãn và nạp “năng lượng”? Điều đó đã rõ. Nhưng họ còn hướng tới một mục đích chính khác, là rèn luyện sức bền thể lực, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và kỹ năng thích ứng với tình huống bất ngờ.

Hãy quan sát hình ảnh đội bóng được tìm thấy sau 9 ngày mất tích trong hang động ngập nước lũ và hầu như không còn mối liên lạc nào với bên ngoài? Họ vẫn tươi tỉnh, và hơn hết, họ vẫn là một tổ chức, một đội ngũ. Vị huấn luyện viên trẻ cùng 12 thành viên nhí đã đối mặt với tình huống nguy nan bất ngờ, đối mặt với cả điều xấu nhất có thể xảy ra: Sự tuyệt vọng và cái chết. Nhưng rõ ràng họ vẫn là một tập thể không hề buông xuôi mặc cho số phận may rủi. Rồi đây những tình tiết về cuộc sống của đội bóng trong suốt 9 ngày biệt lập với thế giới bên ngoài, mà tưởng chừng “mỗi ngày dài hơn thế kỷ” sẽ được tiết lộ, chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và sẽ là bài học quý cho mọi người khi đối mặt hoàn cảnh nguy nan.

Nhưng ngay từ bây giờ, tôi tin, từ cuộc dã ngoại đặc biệt này, những giá trị văn hoá ở từng cầu thủ và đội bóng Lợn hoang đã được thiết lập, hình thành, tỏa sáng bền vững. Đó chính là yếu tố nền tảng để người Thái, từ lớp lớp cầu thủ như ở đội bóng Lợn hoang này, tìm đường đi tới sân chơi World Cup một cách tự tin, đầy tính thuyết phục.

Còn một bài học khác, rất đáng “nhìn người biết ta”. Đó là cách người Thái tổ chức cứu hộ cứu nạn và truyền thông sự kiện. Bài bản, chuyên nghiệp thì đã hẳn. Họ huy động cả ngàn người, cùng lúc triển khai nhiều phương án cứu hộ, điều động những đơn vị đặc nhiệm thiện chiến, với những phương tiện, thiết bị hiện đại, kể cả máy bay không người lái có gắn thiết bị tìm nguồn nhiệt. Họ biết kêu gọi sự trợ giúp quốc tế đúng lúc, và đã được đáp ứng kịp thời, hiệu quả khi có tới 7 quốc gia cử đến những đội cứu hộ có kinh nghiệm, trong đó có những thợ lặn giỏi nhất thế giới. Chính những thợ lặn dày dạn kinh nghiệm người Anh đã tìm ra đội bóng, chấm dứt trạng thái tâm lý “mỗi ngày dài hơn thế kỷ” đè nặng người thân các thành viên đội bóng, cộng đồng người Thái và cả những ai quan tâm theo dõi cuộc tìm kiếm này.

Vai trò của người thân các thành viên đội bóng trong cuộc tìm kiếm nghẹt thở này cũng rất đáng nói. Họ đến không phải để khóc lóc, tuyệt vọng, làm rối lòng nhà chức trách. Họ lập những ban thờ để cầu nguyện, tĩnh tâm và hy vọng. Đó cũng là cách giúp nhà chức trách và những người làm cứu hộ thêm động lực, niềm tin thực thi mệnh lệnh trái tim.

Chỉ là cuộc tìm kiếm đội bóng đá trẻ em gồm 13 người, nhưng từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tướng Anupong Pao chinda, cho tới Thủ tướng Prayuth Chan ocha đều có mặt tại hiện trường, với những lời nói và hành động tích cực, qua truyền thông tác động kịp thời tới công chúng. Công chúng không chỉ an tâm và hy vọng về cuộc tìm kiếm sẽ kết thúc có hậu, mà họ có thêm cảm tình với người lãnh đạo đất nước biết quam tâm đến số phận dân chúng, kể cả những người bình thường.

Giữa một rừng đại ngàn thông tin về ngày hội bóng đá toàn cầu, sự kiện giải cứu đội bóng đá trẻ em của Thái Lan mang tên Lợn hoang trong hang núi Chiang Rai vẫn đầy ý nghĩa.

Uông Ngọc Dậu

Bóng đá và... bóng đá

Bóng đá và... bóng đá

Trong sức ép vòng vây truyền thông và sự cuồng nhiệt của công chúng, tuyển thủ U23 có điều ước thật giản dị: Sớm được về nhà, ăn bữa cơm mẹ nấu; được ngủ giấc ngủ thật đẫy...

U23 Việt Nam và ‘sân bóng’ thăm thẳm phía trước

U23 Việt Nam và ‘sân bóng’ thăm thẳm phía trước

Liệu những chàng trai từng tràn đầy tự tin tự tin, vượt qua cả hiệp chính lẫn hiệp phụ và các cú sút luân lưu cân não của bóng đá, có giữ được bản lĩnh đó trên “sân bóng” cuộc đời thăm thẳm phía trước…?    

Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì?

Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì?

Hậu vệ Vũ Văn Thanh khoanh tay đứng hiên ngang sau khi thực hiện thành công cú sút 11m quyết định đưa ĐT U23 Việt Nam vào chung kết có lẽ là hình ảnh lung linh nhất cho kỳ tích của bóng đá Việt Nam tại AFC U23 châu Á.

Chúc mừng U23 Việt Nam và thành thực biết ơn các bạn!

Chúc mừng U23 Việt Nam và thành thực biết ơn các bạn!

Còn gì thiêng liêng hơn khi muôn lòng một hướng: kiêu hãnh và dâng trào tình yêu Tổ quốc...