Tại tọa đàm “Nỗ lực trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số - Chúng ta đang ở đâu”, tổ chức hồi cuối tháng 10 vừa qua, tại Hà Nội, các đại biểu nhận định, các nhóm dân tộc thiểu số, chiếm gần 14% dân số Việt Nam, đang đối mặt với các bất bình đẳng mang tính cấu trúc và phi chính thức.

Bất bình đẳng cố hữu trên diện rộng bao gồm việc làm và thu nhập, giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế và sức khỏe sinh sản, do địa bàn vùng sâu vùng xa và thực hành văn hóa khác biệt.

{keywords}
Tiếng nói của phụ nữ trong cộng đồng DTTS còn rất hạn chế.

Bất bình đẳng giới với phụ nữ DTTS, là một phần của cấu trúc xã hội được đề cập bên trên, cũng tồn tại ở cả cấp độ gia đình và cá nhân, nơi sự kỳ thị với phụ nữ cùng với việc thiếu nguồn lực đã và đang cản trở phụ nữ DTTS lên tiếng và thực hành lãnh đạo trong gia đình và cộng đồng. Tiếng nói của phụ nữ trong cộng đồng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, thực tế và khảo sát đã chứng minh, nếu có đủ hỗ trợ và nguồn lực, phụ nữ không chỉ tự giúp được mình mà còn đóng góp đáng kể cho gia đình và cộng đồng xung quanh.

Theo ông Hà Việt Quân - Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, các nhóm dân tộc thiểu số chiếm gần 14% dân số Việt Nam, đang đối mặt với các bất bình đẳng mang tính cấu trúc và phi chính thức. Bất bình đẳng cố hữu trên diện rộng bao gồm việc làm, thu nhập, giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế, sức khỏe sinh sản do địa bàn vùng sâu vùng xa và thực hành văn hóa khác biệt. Bất bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số là một phần của cấu trúc xã hội cũng tồn tại ở cả cấp độ gia đình và cá nhân, nơi sự kỳ thị với phụ nữ cùng với việc thiếu nguồn lực đã, đang cản trở phụ nữ dân tộc thiểu số lên tiếng, thực hành lãnh đạo trong gia đình, cộng đồng; tiếng nói của phụ nữ trong cộng đồng còn rất hạn chế.

{keywords}
Bất bình đẳng với phụ nữ DTTS là một phần của cấu trúc xã hội, tồn tại ở cả cấp độ gia đình và cá nhân, nơi sự kỳ thị cùng với việc thiếu nguồn lực đã, đang cản trở họ lên tiếng, thực hành lãnh đạo trong gia đình, cộng đồng. Ảnh Lê Anh Dũng

Tuy vậy, thực tế và khảo sát đã chứng minh, nếu có đủ hỗ trợ, nguồn lực, phụ nữ không chỉ tự giúp được mình, còn đóng góp đáng kể cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Vì thế, trong hàng nghìn các dự án xã hội được triển khai cho cộng đồng dân tộc thiểu số vài năm gần đây, có rất nhiều dự án xác định mục tiêu chính là trao quyền cho phụ nữ. Nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư như vậy, những nỗ lực này đã đạt được những tác động như thế nào; có những khía cạnh nào của trao quyền và bình đẳng giới đã được thực hiện, khía cạnh nào còn cần thêm sự quan tâm; đâu là cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra tác động bền vững - đó là một số câu hỏi trong bức tranh toàn cảnh của công tác trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Do vậy, Tọa đàm mong muốn tạo ra một không gian đối thoại, kết nối giữa các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Bà Nguyễn Thùy Linh, Giám đốc Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM) cho rằng, nhắc đến trao quyền cho phụ nữ, nhiều người vẫn còn điều chưa rõ, có nhiều cách tiếp cận, quan điểm về bất bình đẳng giới và trao quyền phụ nữ. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới tại các cộng đồng dân tộc thiểu số chưa được giải quyết hiệu quả như mong muốn do thiếu sự hiểu biết về vai trò của phụ nữ, quan hệ giới trong văn hóa các dân tộc thiểu số. Ví dụ, với Dự án nâng cao năng lực ở Đăk Nông, ngoài phát triển sinh kế, cần có thêm các hoạt động khác hiệu quả nhất đến nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số như: hiểu được sức mạnh của chính cộng đồng để tạo cơ hội để họ tận dụng; tác động vào niềm tin của cộng đồng dân tộc thiểu số với khẩu ngữ “Tôi tin tôi có thể”; sáng kiến cộng đồng…

 

{keywords}
Thực tế và khảo sát đã chứng minh, nếu có đủ hỗ trợ, nguồn lực, phụ nữ không chỉ tự giúp được mình, còn đóng góp đáng kể cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Ảnh Lê Anh Dũng

Đại diện các nhóm dân tộc thiểu số, bà Sùng Thị Lan, Chủ nhiệm Hợp tác xã Mường Hoa (Sa Pa, Lào Cai) chia sẻ: Nói đến khởi nghiệp, thực sự lúc đầu tôi nghĩ là vấn đề rất to lớn, có nhiều định kiến, cản trở từ phía gia đình, xã hội nhưng sau khi tham gia dự án của các tổ chức nước ngoài như Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP), tôi thấy mọi việc trở nên đơn giản, xóa bỏ rào cản định kiến từ gia đình, xã hội…

Năm 2017, khi tham gia dự án của CSIP, chủ yếu tập trung ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi đã được cán bộ dự án tư vấn, chỉ ra những điểm mạnh của chúng tôi để tiến hành triển khai dự án như: tập trung tái chế thổ cẩm của người Mông đen tại Sa Pa (tái sử dụng thổ cẩm, cách tân các sản phẩm váy áo, túi xách, thắt lưng bằng việc nhuộm, cắt…); mô hình phát triển du lịch homestay. Nhờ vậy cuộc sống của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao, đảm bảo sinh kế và thoát nghèo bền vững.

Hòa Bình