{keywords}
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế pháp luật và xã hội, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người.

Trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước; căn cứ thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong bảo đảm quyền con người và có tính đến những vấn đề lớn về nhân quyền trên thế giới, có thể dự báo trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diễn ra:

Xu hướng phát triển theo hướng đa dạng và gia tăng phân hóa xã hội trong nhu cầu về quyền con người; Xu hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, thiết chế bảo đảm quyền con người theo hướng dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn việc bảo đảm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế khi đất nước đã chuyển sang nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình; Xu hướng tích cực, chủ động tham gia có trách nhiệm vào việc bảo đảm các giá trị phổ quát của quyền con người và tích cực, chủ động đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền trong hội nhập quốc tế.

Do đó, quan điểm chỉ đạo công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xác định theo hướng:

Nhân dân là chủ thể của quyền và bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Quyền con người vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù và trong xã hội cơ bản được thể hiện ở tính nhân loại gắn với tính giai cấp và tính dân tộc;

Bảo đảm quyền con người theo phương châm thực hiện các giá trị nhân quyền phổ quát trên cơ sở chủ quyền quốc gia và gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa;

{keywords}
Những vấn đề đang đặt ra trong bảo đảm quyền con người giai đoạn 2020-2030. Ảnh LAD

Quyền con người không đồng nhất với quyền công dân, gồm cả quyền tập thể và quyền cá nhân, quyền gắn liền với nghĩa vụ, giới hạn quyền do luật định, trên cơ sở xác định rõ chủ thể quyền và chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền; Từng bước bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế;

Quyền con người được bảo đảm bằng chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều kiện pháp lý cho công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay, cơ bản tùy thuộc vào việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với 5 đặc điểm: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp;

Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; Sự bình đẳng của mọi người trong thụ hưởng và phát triển quyền, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội; Sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Và, bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân.

{keywords}
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế pháp luật và xã hội, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người.

Giải pháp bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; Bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng.

Do đó, cần phải coi trọng thích đáng việc thể chế hóa và thực hiện các quyền dân sự, chính trị, vì chúng là tiền đề trực tiếp của các quyền sống, phát triển,… Việc xử lý vấn đề này thể hiện trình độ khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, không chỉ trong việc giải quyết mối quan hệ của quyền con người với các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, tiếp cận thông tin….

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế pháp luật và xã hội, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người; nghiên cứu các phương án sắp xếp tổ chức lại cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam hiện nay; trong đó ưu tiên 2 phương án: thành lập “Hội nhân quyền Việt Nam” và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ quan nhân quyền chuyên trách cho đối tượng phụ nữ và trẻ em như khuyến nghị của ASEAN.

Tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người; đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về quyền con người.

Trần Hằng