- Khen thưởng cho học sinh cuối năm học là điều nên làm. Song, để hành động đó có ý nghĩa tích cực nhiều hơn so với những rủi ro về tâm lý cho con trẻ, thì cần phải cân nhắc. 

Cứ cuối mỗi năm học, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí là tổ dân phố… đều có thông báo các phụ huynh photo giấy khen của con để trao thưởng. Tiền to, tiền nhỏ, quà lớn, quà bé tùy điều kiện mỗi nơi, nhưng nhìn chung đều không thể thiếu mặt. 

Ở một đất nước mà sự học hành luôn được coi trọng, phong trào khuyến học luôn được cổ vũ, thì việc khuyến khích tưởng thưởng cho thành tích học tập của trẻ con là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng, sự phát triển của những đứa trẻ không chỉ là thành tích học tập và rất nhiều khi “tập quán”, cách thức khen thưởng quen thuộc của chúng ta hóa ra lại không ổn như ta vẫn tưởng. 

Đối với lũ trẻ, đến trường vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. 

Ở khía cạnh nghĩa vụ, lũ trẻ đến trường phải hoàn thành các môn học, để lên lớp mỗi năm, nếu học giỏi thì càng tốt. Có những đứa trẻ thông minh, được đầu tư tốt, có thể dễ dàng trở thành học sinh giỏi. 

Nhưng cũng có những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, hay khả năng học hành vừa phải, việc hoàn thành chương trình học đã là một nỗ lực. Vậy là không phải học sinh giỏi, các em đành ngậm ngùi khi năm học kết thúc, và bị bỏ rơi trong các buổi lễ trao thưởng. 

Ở khía cạnh quyền, tất cả trẻ con trong độ tuổi đều được đảm bảo đến trường một cách bình đẳng. Những ngôi trường được thiết kế cho con trẻ dù điều kiện khác nhau nhưng vẫn vẫn tạo được một cảm giác bình đẳng trong những bài học, và những bộ đồng phục giống nhau. Cảm giác bình đẳng đó chỉ mất đi vào những dịp trao thưởng, khi một số ít không có giấy khen.  

{keywords}
Khen thưởng sao để thực sự có ý nghĩa với con trẻ. Ảnh minh họa

Khuyến khích sự cố gắng học tập của trẻ con là điều tốt, sự tưởng thưởng dành cho những đứa trẻ có thành tích học tập nổi bật cũng là điều tốt. Song những đứa trẻ, khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm học hành của mình, đầy đủ chương trình học tập và lên lớp cũng có quyền được ghi nhận. Việc bỏ rơi những đứa trẻ không phải học sinh giỏi trong những buổi lễ/ dịp khen thưởng cũng đồng nghĩa với việc không ghi nhận trách nhiệm của chúng đối với nghĩa vụ học hành. 

Và khi ấy điều gì sẽ xảy ra? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của mỗi đứa trẻ, và quan trọng hơn, là thái độ của mẹ cha. 

Trong trường hợp xấu nhất, những đứa trẻ đó sẽ cảm thấy tự ti, dù mình đã cố gắng, nhưng vì không có điều kiện học thêm, vì khả năng tiếp thu không tốt bằng các bạn nên đành thua bạn kém bè. Đi học, với chúng sẽ không còn là niềm vui nữa, mà là sự chịu đựng cảm giác thua thiệt. 

Trong một trường hợp xấu khác, chúng sẽ phải chịu đựng sự bực dọc, thất vọng của cha mẹ, những người có khả năng thấy mất mặt khi thấy con mình không được bằng con người ta. Khi đó, dù đứa trẻ đã cố gắng hoàn thành trách nhiệm nhưng vẫn bị coi là nỗi xấu hổ của cha mẹ. Áp lực này, theo cách nào đó, từ cha mẹ sẽ truyền lên đôi vai và tâm hồn của bọn trẻ. 

Ở một khía cạnh tốt hơn, khi những đứa trẻ đối mặt với cảm giác thua thiệt, đối mặt với sự thất vọng của mẹ cha, chúng sẽ nỗ lực nhiều hơn, để vượt lên cho bằng bạn bè. Điều này có khả năng xảy ra. Song, chúng ta liệu có thực sự muốn con mình, những đứa trẻ đang ở độ tuổi thơ ngây phải trưởng thành bằng loại động lực như vậy? 

Khen thưởng cho học sinh cuối năm học là điều nên làm. Song, để hành động đó có ý nghĩa tích cực nhiều hơn so với những rủi ro về tâm lý cho con trẻ, thì cần phải cân nhắc. Khen thưởng nhất định không nên là một hoạt động nhằm bỏ rơi, hay trừng phạt tâm lý với những đứa trẻ đã hoàn thành nghĩa vụ học hành nhưng không đủ may mắn trở thành học sinh giỏi. Những phần thưởng cần phải đặc biệt, dành cho những đứa trẻ có thành tích đặc biệt, là những tấm gương thực sự để bạn bè của chúng tự hào, và nỗ lực noi theo. 

Hãy để phần thưởng là niềm vui, đừng biến nó thành thứ góp phần chia rẽ những tâm hồn trẻ thơ.

Phạm Trung Tuyến

‘Không chạy trường con vẫn được nhận, chắc nhà anh ‘gốc bự’?’

‘Không chạy trường con vẫn được nhận, chắc nhà anh ‘gốc bự’?’

Không chạy trường, không chạy theo thành tích, với anh nếu có chút tự hào về con thì đó là vì tụi nó đã sống đúng lứa tuổi hơn là vì bằng khen, giải thưởng.

Con anh chị ‘ngoan xuất sắc’, giỏi… xuất thần

Con anh chị ‘ngoan xuất sắc’, giỏi… xuất thần

Xem ra tình trạng “khen đại trà, thưởng tràn lan, mưa danh hiệu” cho học sinh cuối năm học ở nhiều nơi vẫn như một “con ngựa bất kham”.

Mùa hè và nỗi ‘điên đầu’ của bố mẹ Việt

Mùa hè và nỗi ‘điên đầu’ của bố mẹ Việt

Với bố mẹ Việt ngày nay, dường như năm học là hạnh phúc, còn con mà nghỉ hè thì chỉ có… điên cái đầu.  

Con 30 tuổi, bố mẹ vẫn ám ảnh lo con… đói

Con 30 tuổi, bố mẹ vẫn ám ảnh lo con… đói

Người Việt chúng ta, trong cuộc sống mải miết thường ngày, hình như vẫn chưa dứt ra khỏi được những nỗi ám ảnh mà lịch sử để lại.

Trẻ con không có quyền điểm thấp?

Trẻ con không có quyền điểm thấp?

Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, họ dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ.