Mới đây, tại buổi ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Hội Người mù Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Người mù Việt Nam Phạm Viết Thu đánh giá, chương trình có ý nghĩa thiết thực, nhằm phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng, phong trào đọc sách.

Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức các dịch vụ phục vụ học tập suốt đời của người khiếm thị; cải thiện môi trường đọc, tăng cường vốn tài liệu, các dịch vụ dành cho người khiếm thị.

Hoạt động này cũng góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người khiếm thị.

{keywords}
Tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin, tài liệu cho người khuyết tật.


Tiếp cận tri thức là quyền của con người. Đây là điều kiện tiên quyết để con người có thể phát triển đầy đủ và toàn diện vì nó mở ra cánh cửa tới giáo dục, cơ hội việc làm, cải thiện sức khỏe và sự tham gia vào hoạt động xã hội, văn hóa và chính trị. Tuy nhiên, do thiếu các tác phẩm được công bố ở những định dạng dễ tiếp cận, nên gần 300 triệu người dân trên toàn cầu bị hạn chế nghiêm trọng về quyền hiểu biết. Họ là những người mù, người kém mắt hoặc người gặp khó khăn trong việc đọc chữ in do khuyết tật về thể chất hoặc khả năng học tập.

Ước tính khoảng 90% “người không có khả năng đọc chữ in” hiện đang sống ở những nước đang phát triển. Việt Nam có 1,03 triệu người khiếm thị và 0,93 triệu người khiếm thính.

Việc tiếp cận những kiến thức bằng văn bản chưa công bằng, kịp thời và hợp lý làm cho các thách thức và vi phạm về quyền mà người khuyết tật đang phải đối mặt ngày càng trầm trọng và tồn tại lâu dài hơn. Điều này cản trở những nỗ lực toàn cầu trong việc phát triển toàn diện, công bằng và bền vững.

Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (Hiệp ước Marrakesh) được ký kết vào năm 2013 và có hiệu lực vào năm 2016. Hiệp ước Marrakesh cũng mở ra một môi trường pháp lý nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các tác phẩm đã công bố cho những người không có khả năng đọc chữ in, tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa việc bảo vệ quyền tác giả và bảo vệ lợi ích chung.

Thực hiện chương trình công tác năm 2019, Cục Bản quyền tác giả đã đề nghị với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về việc tổ chức Hội thảo về Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (MVT).

{keywords}
Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (Hiệp ước Marrakesh) được ký kết vào năm 2013 và có hiệu lực vào năm 2016.

Tại hội thảo về Hiệp ước Marrakesh (MVT) mới đây tại Hà Nội, các đại biểu đã nghe và thảo luận về các nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố (MVT); thực trạng về nguồn tài liệu cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc ở Việt Nam; giới thiệu dự án về tiếp cận sách cho người khiếm thị (ABC) và hệ thống pháp luật, quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam.

Theo bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam, việc tiếp cận thông tin, tài liệu của người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng sách báo, tài liệu được chuyển đổi, sản xuất ở định dạng dễ tiếp cận còn rất hạn chế. Số lượng sách giáo khoa tiểu học bằng chữ Braille mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn số lượng các sách THCS, THPT ít hơn rất nhiều. 

Các sinh viên khiếm thị tham gia học đại học, cao đẳng, trên đại học thì luôn phải đối diện với sự thiếu thốn các giáo trình, tài liệu học tập. Tỉ lệ các tài liệu khác được chuyển đổi còn rất nhỏ so với kho tàng các tác phẩm đã công bố. Bởi vậy, cơ sở pháp lý về vấn đề tiếp cận thông tin, tài liệu cho người khuyết tật được cải thiện và thực thi hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho người VIP có điều kiện tốt hơn để nâng cao kiến thức, kĩ năng, hòa nhịp với sự phát triển chung của xã hội.

Cũng theo bà Đinh Việt Anh, việc phê chuẩn và thực hiện Hiệp ước Marrakesh sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện CRPD và SDG trong việc cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, là yếu tố thiết yếu giúp người khuyết tật giáo dục, nâng cao kiến thức kỹ năng, tạo việc làm, thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo cao (19,14%) trong số 74.430 thành viên của Hội Người mù Việt Nam, vốn cao hơn 3 lần so với tỷ lệ đói nghèo quốc gia là 5,8%, nâng cao khả năng hòa nhập cho người khuyết tật.

Viết Chung