- Những người thương binh thật từng vào sinh ra tử, để lại máu thịt trên chiến trường không bao giờ làm vẩy đục danh dự vào những việc đáng xấu hổ thế này.

Tôi là con trai của một người thương binh nặng 1/4, vết thương thấu não, gây liệt nửa người. Từ ngày biết nhận thức cuộc sống, lòng tôi quặn thắt mỗi khi chứng kiến những trận động kinh, co giật triền miên của cha lúc trái gió trở trời, vết thương cũ hành hạ.

Tôi thương yêu cha tôi vô bờ bến và cũng vô cùng tự hào về ông, vì ông đã cống hiến xương máu, cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến, cứu quốc thời chiến tranh.

Nhưng cha tôi, các đồng đội của ông và cả chúng tôi, những người cả trực tiếp và gián tiếp chịu thiệt thòi do di chứng chiến tranh để lại không bao muốn mang tấm thẻ thương binh thiêng liêng ra để đi làm những việc đáng xấu hổ như những người gọi là “thương binh” kia .

Việc duy nhất mà chúng tôi đang làm với tấm thẻ này, đó là những lần đưa cha mình đi khám và điều trị, chìa nó ra cho các y bác sỹ để đề nghị được khám sớm, khám ưu tiên. Cho dù tại nhiều bệnh viện tuyến cuối, họ không ưu tiên, thì chúng tôi vẫn phải vui vẻ xếp hàng theo thứ tự. Có những bệnh viện, thương binh chỉ được xếp thứ tự ưu tiên thứ tư sau người già, người tàn tật, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, chúng tôi vẫn từ tốn chờ đợi. 

{keywords}
Nhiều người xưng là thương binh đòi mua vé xem trận Việt Nam - Malaysia. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo dõi mấy ngày qua, tôi đoán rằng việc những người lợi dụng cái thẻ thương bệnh binh mua vé bóng đá này, chẳng qua chỉ là những kẻ trục lợi. Bản thân tôi từng tận mắt chứng kiến một nhóm người lấy danh nghĩa thương bình để đi đòi nợ thuê, cố thủ trong một cơ quan doanh nghiệp đòi tiền cho một đối tượng nào đó với cơ chế thỏa thuận 50/50. Họ mang theo xe lam, gậy gộc, đồ ăn, đồ nhậu, chăn gối, mắm tôm… đến nơi cần đến để khủng bố tinh thần, để ăn ngủ tại chỗ, để đe dọa đòi tiền….

Nhóm người xưng là thương bình tràn vào trụ sở VFF để đòi mua vé vì chênh lệch quá lớn giữa giá vé gốc và vé chợ đen. Báo chí phản ánh, chỉ cần có tờ giấy hẹn mua vé, họ đã được dân “phe” vé mua lại ngay ngoài cổng với giá 1 triệu đồng! Đơn giản vậy thôi. Chắc chắn trong số đó không có thương binh thật, hoặc nếu có thì rất rất ít và chẳng qua họ bị lợi dụng, lôi kéo. Những người thương binh thật từng vào sinh ra tử, để lại máu thịt trên chiến trường không bao giờ làm vẩy đục danh dự vào những việc đáng xấu hổ thế này. 

Thực tế, chế độ đãi độ với người có công nói chung, với các thương bệnh binh nói riêng còn những điều cần bàn. Hiện tượng nhũng nhiễu, bất công, vô cảm đâu đó vẫn còn diễn ra. Và rằng việc bán vé xem AFF cup những ngày qua vẫn còn quá nhiều bất cập, với những lùm xùm về sự thiếu công khai, minh bạch... Nhưng dứt khoát, không phải vì thế mà nhóm người tự xưng là thương bình kia bất tuân luật lệ có hành động ngang ngược và quá khích đến vậy.

Cha tôi, đồng đội của ông và những người thân như chúng tôi không hề mong muốn tái diễn hành động của những kẻ tự xưng thương bình ngang ngược và quá khích kia. Phải trả lại danh dự cho tấm thẻ thương binh thiêng liêng, không thể để dư luận hiểu sai sự việc mà đánh đồng lên án, bêu riếu những thương bệnh binh chân chính, những người như cha tôi ngày đêm vật lộn với bệnh tật do di chứng từ chiến trường để lại mà không một lời than vãn.

Nguyễn Đức Minh

‘Thích là nhích’ và chuyện ý thức người Việt trốn đâu?

‘Thích là nhích’ và chuyện ý thức người Việt trốn đâu?

Khi niềm tin của người dân vào pháp luật bị "sa mạc hóa" thì câu hỏi ý thức công dân, văn hoá ứng xử của người Việt mình “trốn” đâu hết rồi sẽ khó tìm ra câu trả lời.

Vụ án lùi xe, tờ 100 đô ‘đắt giá’: Vì đâu mà ầm ĩ?

Vụ án lùi xe, tờ 100 đô ‘đắt giá’: Vì đâu mà ầm ĩ?

Dù cố gắng bao nhiêu thì pháp luật vẫn luôn chậm hơn so với cuộc sống, nên xét cho cùng người thực thi luật pháp vẫn giữ vai trò quyết định.    

Nhiều gia đình văn hóa thế, sao lại nói ‘xuống cấp’?

Nhiều gia đình văn hóa thế, sao lại nói ‘xuống cấp’?

Có vẻ như con số đẹp đẽ trên lại phản ánh không đồng nhất với những cảm nhận về đạo đức, văn hóa xã hội hiện nay.    

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Khi lời nói, sách vở, và thực tế cuộc sống khớp nhau hài hòa như thế thì người dân có lòng tin, coi trọng sách vở, và ý thức giữ gìn văn minh kỷ luật xã hội sinh ra một cách tự nhiên thành nền tảng đạo đức.