Để cạnh tranh tìm kiếm khách hàng, người môi giới bất động sản phải luôn tìm đủ mọi cách quảng cáo sản phẩm, cuộc chiến của họ diễn ra theo nhiều cách khác nhau từ nhắn tin, email, phát tờ rơi… đến giành nhau từng gốc cây, cột điện để treo bảng quảng cáo.

{keywords}

Các mẫu quảng cáo bất động sản bu kín cây xay, cột điện, cột biển báo giao thông.

Bán nhà trên cây, cột điện

Dọc các tuyến đường tại rất nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM không khó để bắt gặp hình ảnh các gốc cây, cột điện thậm chí là cột báo bảng hiệu giao thông được phủ kín đủ thứ bảng biểu, trong đó quảng cáo bán bất động sản là chủ yếu.

Phần lớn những quảng cáo này đều được làm khá đơn giản bằng các mảnh giấy nhỏ, tấm bạt được cắt ra thành hình chữ nhật có khung kẹp giữ hai đầu, sang thì in chữ màu, có khi chỉ là dùng bút viết đơn giản như thông tin của sản phẩm như vị trí, diện tích, giá bán, tiện ích và không thể thiếu là số điện thoại của người môi giới.

Các mẫu quảng cáo này thường dán chồng lấn lên nhau trên cột điện hoặc dùng kẽm bắt vào gốc cây, cột điện trong rất nhếch nhác. Tuy nhiên, theo anh Linh, một môi giới chuyên dùng cách này quảng cáo cho biết, để giành được mặt bằng quảng cáo độc đáo này là cuộc cạnh tranh không hề đơn giản, thậm chí là giành giật, chơi xấu lẫn nhau của dân trong nghề.

Anh Linh cho biết, chi phí để thực hiện những quảng cáo này cũng khá tốn kém nếu làm với số lượng lớn và in màu. Lúc đi treo thì cũng cần ít nhất phải hai người và luôn trong tình trạng phải cảnh giác vì bất cứ lúc nào cũng có thể rơi vào tay của bảo vệ, trật tự đô thị.

Mất công là vậy nhưng việc mẫu quảng cáo vừa dán hoặc treo lên nhưng chỉ ít phút sau biến mất là chuyện rất bình thường. Một phần các quảng cáo này bị lực lượng chức năng xé, gỡ xuống nhưng nhiều khi chính là những người “đồng nghiệp” của mình hạ xuống để dán chồng, dành đất treo quảng cáo của dự án của họ.

Vì giành nhau chỗ dán nên cũng có không ít trường hợp dân môi giới gây hấn với nhau. “Muốn treo cũng không đơn giản vì ai cũng muốn được thông tin của mình tới khách hàng, trong khi một dự án có hàng chục, thậm chí là cả trăm môi giới cùng dùng cách này”, anh Linh cho biết.

Cũng theo anh Linh, lúc đầu phải thuê người đi treo nhưng phương án này không thể kéo dài vì tiền công tốn kém, và người thuê cũng không hiểu hết được “nghệ thuật” treo sao cho đẹp và bắt mắt người qua đường. Vậy nên có khi treo họ quay luôn thông tin vào chỗ khuất, thậm chí treo ngược cả bảng quảng cáo.

“Mất cả chì lẫn chài”

Mặc dù tốn công, tốn sức, anh Linh cũng thừa nhận cách làm này cũng có nhiều điểm bất lợi. Điểm mạnh của cách quảng cáo này là thông tin trực diện, xuất hiện ở những con đường có đông người qua lại. Tuy nhiên, vì diện tích của mẩu quảng cáo nhỏ, chữ cũng bé nên hiệu quả để nhiều người đọc được là không cao vì mọi người đều phải chạy xe. Mặt khác, việc treo bảng quảng cáo nhếch nhác, làm mất mỹ quan đô thị cũng khiến người đi đường “ác cảm” với loại hình quảng cáo này.

Đó là chưa kể trong nhiều tình huống mất “cả chì lẫn chài” vì quảng cáo vừa treo lên đã bị gỡ xuống, thậm chí có trường hợp đang treo thì bị bảo vệ, trật tự đô thị bắt quả tang. Những lúc như vậy không những bị tịch thu các bảng quảng cáo, bắt đi gỡ xuống, còn phải có nguy cơ đóng tiền phạt.

Luật sư Lê Đăng Diệu, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết theo Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158 ngày 12/11/2013 của Chính phủ, vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thì bị phạt tiền từ một triệu đến hai triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Thậm chí phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

Theo Cafeland