Giao dịch sổ đỏ giá, chiếm đoạt tiền khủng

Thời gian gần đây báo chí thông tin liên tiếp về thủ đoạn lừa đảo liên quan đến giả mạo giấy tờ nhà đất.

Cách nay mấy hôm, Văn phòng công chứng trung tâm (Phường Sài, thành phố Nha Trang) vừa phát hiện trường hợp giao dịch bằng sổ đỏ giả rất tinh vi. Cuốn sổ đỏ như thật, công chứng viên chỉ phát hiện qua việc phát giác địa chỉ cư trú là một nơi không có thật.

{keywords}
Thời gian gần đây báo chí thông tin liên tiếp về thủ đoạn lừa đảo liên quan đến giả mạo giấy tờ nhà đất.

Một tuần trước đó, hôm 18/6 HĐXX TAND tỉnh Bình Dương đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên tuyên án đối với Trần Thị Lệ Thu cùng nhóm đồng phạm đã dùng 32 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả để thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng và một số cá nhân khác để chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng.

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2008 đến 2014, bà Trần Thị Lệ Thu (58 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, làm nghề chăn nuôi heo) đã chủ động thuê người làm giả 32 giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng công chứng xác nhận tình trạng bất động sản để thế chấp vay và chiếm đoạt của 2 ngân hàng và các cá nhân hơn 80,5 tỉ đồng.

Bà Thu đã lợi dụng quy định lỏng lẻo của ngân hàng trong việc giao cho khách hàng tự đi công chứng hợp đồng thế chấp và đi đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau đó, bà Thu đã sử dụng thủ đoạn làm sổ đỏ giả đứng tên vợ chồng mình hoặc hàng xóm rồi trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp sổ đỏ để vay vốn làm ăn.

Trước đó, tháng 3/2019, ông Nguyễn Phước Bảo Khoa (ngụ quận 2 TPHCM) đăng báo rao bán căn nhà mình tại đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 11. Tất nhiên ngoài hình căn nhà thì sổ đỏ sổ hồng cũng được post lên mạng. Sau đó, có 2 người phụ tới gặp mẹ ông Khoa hỏi mua nhà. Sau nhiều động tác soi giấy tờ gốc căn nhà, họ thống nhất mua căn nhà với giá 13 tỉ đồng, đặt cọc trước 40 triệu và hẹn ngày ra công chứng chuyển nốt tiền, giao sổ.

Tới ngày hẹn chờ mãi không thấy khách mua nhà, ông Khoa vội đem giấy tờ lên Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận 11 xác minh và té ngửa khi cán bộ thông tin là sổ giả. 

Kết quả giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an TPHCM kết luận, sổ đỏ, sổ hồng căn nhà của anh Khoa là… giả. Chữ ký, con dấu trên giấy tờ đều làm giả bằng phương pháp in phun màu, không phải do cùng một người ký ra. Ông Khoa không biết các giấy tờ nhà của mình đã bị đánh tráo vào lúc nào. 

Hẳn nhiều người còn nhớ, hồi đầu năm 2017, dư luận choáng váng trước thông tin một gia đình đã làm 12 cuốn sổ đỏ giả để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, Nguyễn Tiến Cương - Phạm Thị Hòa phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Chỉ vì thương cậu con trai Nguyễn Tiến Hoàng làm ăn thua lỗ, vợ chồng ông Cương - bà Hòa đã cùng Hoàng mang 10 quyển sổ đỏ và sổ hồng giả đi lừa đảo đặt thế chấp, chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.

Vài triệu đồng cho cuốn sổ đỏ bạc tỉ giả

Không ít những siêu cao thủ trong trong nghề photocopy cũng từng bị dính phải sổ đỏ giả.

Theo điều tra của báo chí, chỉ cần một máy tính, một máy scan, chút công nghệ photoshop và 1 máy in laser, những tên lừa đảo đã cho ra một cuốn sổ đỏ, giấy tờ “xịn” đến mức, nếu không cảnh giác, khó lòng nhận biết đó là đồ giả.

Qua hàng loạt vụ việc ghi nhận, cơ quan điều tra cũng đã lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn làm sổ đỏ, sổ hồng giả để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi. Và các tiệm cầm đồ chính là “con mồi” dễ dàng nhất mà các đối tượng lừa đảo sổ đỏ nhắm tới. Bởi các tiệm này không có đủ trang thiết bị, kỹ năng để phát hiện giả thật, chưa nói là ham lãi cao nên dễ bị gạt. Tỉ lệ cứ 10 vụ bị lừa sổ đỏ thì 7 vụ là các tiệm cầm đồ.

Nếu như trước đây, các đối tượng thường ép plastic sổ đỏ giả để người khác khó nhận biết yếu tố giả mạo bằng mắt thường thì hiện nay, với các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại đã hỗ trợ cho việc làm giả giấy tờ nói chung, trong đó có sổ đỏ giả của tội phạm.

Sổ đỏ giả có phôi được sản xuất bằng phương pháp in màu kỹ thuật số, hình dấu cũng in màu kỹ thuật số hoặc dùng con dấu giả, chữ ký giả trực tiếp để tạo độ hằn trên giấy. Nếu nhìn bằng mắt thường thì khó phân biệt được các đặc điểm làm giả tinh vi như thế này nên không ít cửa hàng cầm đồ dù đã có kinh nghiệm cũng vẫn bị mắc bẫy đối tượng lừa đảo.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo, hạn chế rủi ro, Cơ quan công an khuyến cáo người dân khi giao dịch liên quan đến nhà đất, người mua cần nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hiện trạng nhà đất, tính chính xác của sổ đỏ.

Tuyết Lan 

Ma mãnh giao dịch bằng sổ đỏ giả ở Khánh Hòa

Ma mãnh giao dịch bằng sổ đỏ giả ở Khánh Hòa

Văn phòng công chứng trung tâm (Phường Sài, thành phố Nha Trang) vừa phát hiện trường hợp giao dịch bằng sổ đỏ giả rất tinh vi.