Theo Bộ Xây dựng, “quy hoạch treo” hay “dự án treo” là hiện tượng khá phổ biến ở một số địa phương tuy nhiên hiện nay, cơ quan chức năng chưa có số liệu thống kê đầy đủ về “quy hoạch treo” trên phạm vi cả nước.

Chưa có số liệu thống kê đầy đủ

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 251/BDN do Ban Dân nguyện -UBTVQH chuyển tiếp kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng trong đó có đề nghị xử lý các quy hoạch kéo dài, quy hoạch treo.

Về vấn đề này, nêu tại công văn 2042/BXD-QHKT trả lời ý kiến cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, thực trạng quy hoạch treo hay dự án treo là hiện tượng khá phổ biến ở một số địa phương.

Theo Bộ này, tại thời điểm hiện nay, cơ quan chức năng chưa có số liệu thống kê đầy đủ về “quy hoạch treo”, trên phạm vi cả nước.

{keywords}
Người dân chăn thả trâu bò tại một dự án treo ở huyện Mê Linh.

Nhận định về nguyên nhân của tình trạng này, Bộ Xây dựng cho rằng là do khi lập quy hoạch còn chưa tổng hợp đầy đủ và xử lý tốt các thông tin hiện trạng và thông tin dự báo về tình hình kinh tế - xã hội và các yếu tố đầu vào khác dẫn tới mục tiêu, tầm nhìn, một số vấn đề chiến lược trong quy hoạch chưa chính xác.

Quy hoạch thiếu tính khả thi do chưa hoặc không xác định các yếu tố, điều kiện thực hiện, nhất là về nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (đường giao thông, cấp thoát nước, cây xanh, công viên, trường học …) và đền bù giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch sau khi công bố chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Một số nhà đầu tư do không quan tâm hoặc không đủ năng lực tài chính nên mới chỉ chú ý đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, thương mại, dịch vụ mà chưa tập trung xây dựng các công trình hạ tầng trong khu vực dự án và công trình hạ tầng kết nối dự án với các khu vực lân cận.

Cũng theo Bộ Xây dựng, một số địa phương còn chủ quan, nóng vội trong việc mở rộng đất phát triển đô thị nhưng chưa tính toán chính xác các yếu tố, nguồn lực phát triển nên không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định, nhất là đối với các công trình hạ tầng dẫn đến việc dự án bị treo.

Quy định trách nhiệm cơ quan quản lý về chất lượng quy hoạch

Để khắc phục tình trạng dự án treo còn nhức nhối hiện nay, Bộ Xây dựng cho hay, trong thời gian tới Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng: sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.

Đặc biệt đối với các quy định về lập, thẩm định quy hoạch xây dựng; về sự tham gia của cộng đồng dân cư, nhà đầu tư trong quá trình lấy ý kiến đồ án quy hoạch; thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tăng cường thẩm tra về năng lực của chủ đầu tư về vốn, khả năng huy động vốn, về năng lực quản lý và nhân sự.

Đồng thời, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan tư vấn đối với chất lượng quy hoạch.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi.

Xây dựng chương trình đô thị, khu vực phát triển đô thị và kiểm soát chặt chẽ tốc độ, chất lượng phát triển đô thị.

Cụ thể hóa các quy định các văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương trong việc tham gia của cộng đồng dân cư; việc giám sát của người dân và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương; phố biến và tuyên truyền sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện quy hoạch. Và kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch. 

 Hàng trăm dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Theo kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn thành phố, trên địa bàn Hà Nội có 383 dự án chậm triển khai, chưa giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành quy hoạch, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, sử dụng sai mục đích…

Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án...

Cũng theo kết quả giám sát, việc xử lý các dự án vi phạm còn hạn chế, kết quả thực hiện kiến nghị giám sát, chất vấn của HĐND TP không được triển khai dứt điểm. Nhiều dự án HĐND thành phố kiến nghị thu hồi từ năm 2012 nhưng chưa được hoàn thành.

Cá biệt có dự án chậm tại Ba Vì do Sở Tài nguyên Môi trường quên hồ sơ không trình UBND TP ra quyết định thu hồi. Đó là dự án do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư tại thôn Đông Viên, xã Đông Quang, Ba Vì.

Hồng Khanh

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Không thiếu tiền ‘ông lớn’ bất động sản vẫn ôm ‘đất vàng’ bỏ hoang giữa Thủ đô

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của “ông lớn” bất động sản.

Sắp công khai 47 dự án thuộc diện thu hồi ở Hà Nội

Sắp công khai 47 dự án thuộc diện thu hồi ở Hà Nội

HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách 47 dự án đủ điều kiện thực hiện thu hồi trong thời gian tới.

Hà Nội thu hồi 22 dự án, điểm mặt nhiều ‘ông lớn’ ôm đất rồi bỏ hoang

Hà Nội thu hồi 22 dự án, điểm mặt nhiều ‘ông lớn’ ôm đất rồi bỏ hoang

Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Hà Nội công bố danh sách 22 đơn vị đã có quyết định thu hồi đất do vi phạm về đất đai và đang làm thủ tục nhận bàn giao và giải phóng mặt bằng.

Biệt thự triệu đô ở Hà Nội hối hả ‘đắp đập be bờ' chống bão

Biệt thự triệu đô ở Hà Nội hối hả ‘đắp đập be bờ' chống bão

Sau nhiều năm bàn giao cho khách hàng, hàng trăm căn biệt thự, nhà phố liền kề với giá trị hàng tỷ đồng tại KĐT mới Lê Trọng Tấn – Geleximco luôn sống trong cảnh cứ mưa to lại lo ngập.