80% người tiêu dùng tại các đô thị lớn chỉ có khả năng chi trả nhà ở thuộc phân khúc bình dân, thế nhưng giá nhà tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày một đắt đỏ. Do đó, không khó hiểu khi người thu nhập thấp có tâm lý chờ đợi giá nhà giảm khi nền kinh tế, trong đó có bất động sản suy giảm vì Covid-19.

Thế nhưng, một khảo sát gần đây cho thấy, ở những dự án mới mở bán giai đoạn tiếp, giá bán trên thị trường sơ cấp Hà Nội không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí giá còn nhích nhẹ từ 2-5% so với đợt mở bán trước đó. Đơn cử, ngay trên trục đường Tố Hữu, nhiều dự án vẫn đang giữ mức giá giao dịch từ 25-30 triệu đồng/m2, một số dự án khác đã tăng 1-1,5 giá so với quý trước đó. Tại Nam Từ Liêm, các dự án cao cấp trên các tuyến đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Châu Văm Liêm và Mễ Trì vẫn ngất ngưởng với mức giá từ 40-52 triệu đồng/m2. Tại Cầu Giấy, giá bán một dự án trên đường Cầu Giấy vẫn trên 40 triệu đồng/m2.

Khi giá căn hộ trên thị trường sơ cấp không giảm, thậm chí vẫn tăng, xu hướng tìm kiếm của nhiều người tiêu dùng đang tập trung vào nguồn hàng trên thị trường thứ cấp. Chị Mai Linh (An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, từ tháng 3, hai vợ chồng đã gọi điện tìm mua căn hộ qua những tin rao cắt lỗ trên các trang web, các hội, nhóm. Thế nhưng, hai vợ chồng chị đều thất vọng khi sớm nhận ra đó chỉ là chiêu trò của môi giới để thu data khách hàng. Bởi khi gọi hỏi thì đều nhận được thông báo căn hộ “cắt lỗ, giá rẻ” đã bán và được “hướng” sang căn khác với giá bán cao hơn.

Sau một thời gian tìm hiểu, chị Mai Linh nhận ra giá bán các căn hộ trên thị trường chuyển nhượng ở phân khúc tầm trung (khoảng giá 1,2-1,7 tỷ) không có hiện tượng giảm giá, cắt lỗ hay bán tháo. Giá bán có thể chênh nhẹ hoặc ngang bằng với giá mua tính thêm tiền nội thất

Cận cảnh mặt trước một tòa nhà chung cư tại Hà Nội.


Tại thị trường Hà Nội, giá căn hộ trên thị trường thứ cấp chưa có hiện tượng giảm giá, cắt lỗ. Ảnh minh họa

Trên thực tế, từ năm ngoái, nguồn cung mới khan hiếm, số ít dự án nhà giá rẻ tung ra thị trường giá bán càng ngày càng cao nên nhiều người mua đã có xu hướng tìm mua nhà trên thị trường thứ cấp. Dù không ghi nhận hiện tượng tăng giá mạnh ở phân khúc này nhưng căn hộ tầm trung vẫn giữ được giá, không có hiện tượng cắt lỗ hay giá giảm mạnh. 

Chia sẻ về thực tế này, anh Phan Húy, nhân viên kinh doanh cho biết: “Người bán cũng ý thức được dòng sản phẩm hướng tới nhu cầu thực thì luôn có chỗ đứng, bất kể thị trường biến động ra sao nên căn hộ tầm trung cắt lỗ chỉ là hiện tượng cá biệt, còn phân khúc này vẫn đang giữ giá và vẫn túc tắc giao dịch dù nhiều phân khúc khác đang đóng băng vì đại dịch”.

Trong khi đó, chị Khải Huyền nhân viên một sàn giao dịch tại Cầu Giấy cho biết, chị cũng không thấy có làn sóng cắt lỗ với dòng sản phẩm giá rẻ trên thị trường thứ cấp. Theo chị, trong bối cảnh dịch bệnh, phân khúc tầm trung trên thị trường thứ cấp vẫn giữ giá hoặc chênh nhẹ.

Dòng căn hộ cắt lỗ là dòng cao cấp, phân khúc trên 3 tỷ mà vị trí không đắc địa hẳn, tọa lạc tại 1 số quận Nam Từ Liêm, Hà Đông, Gia Lâm, Long Biên. Ở phân khúc này để giao dịch thành công, từ năm ngoái, khi chưa có dịch bệnh, nhiều chủ nhà đều đã phải giảm giá, cắt lỗ sản phẩm.

Nói về kịch bản giảm giá nhà, đại diện CBRE cho rằng  nếu đại dịch được kiểm soát vào tháng 6 thì giá nhà sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng cao, thậm chí vẫn có thể tăng 5% so với năm 2019. Nếu đại dịch kéo dài đến tháng 9, nguồn cung sẽ giảm mạnh, chỉ bằng 40% so với năm 2019, khi đó, giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp dự kiến giảm trung bình 6% so với năm trước. 

Đại diện CBRE nhận định trong tình huống xấu hơn, đến tháng 9 dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát mà vẫn kéo dài (dù khả năng xảy ra khá thấp) thì khi đó thị trường bất động sản sẽ phải thiết lập cơ chế mới để thích ứng với hoàn cảnh đặc biệt và khác thường. Dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tác động đến khả năng chi trả.

Thời điểm này buộc các chủ đầu tư phải có động thái cơ cấu lại sản phẩm chọn phân khúc thấp hơn, diện tích nhà nhỏ lại để giá thành dễ chi trả hơn. Khi đó, thị trường thứ cấp có thể cũng sẽ xuất hiện tình trạng giảm giá, cắt lỗ căn hộ ở các phân khúc.

Theo ThanhnienViet

Không gánh nổi lãi vay ngân hàng, nhiều khách mua nhà xin thanh lý hợp đồng

Không gánh nổi lãi vay ngân hàng, nhiều khách mua nhà xin thanh lý hợp đồng

- Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tỷ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính, do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%.