- Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị 11 tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình thực hiện bảo lãnh trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

>> Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích

11 địa phương phải thực hiện báo cáo gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP HCM, TP. Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế.

Về nội dung báo cáo, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Các địa phương báo cáo cụ thể thông tin các dự án gồm tên dự án, chủ đầu tư, địa điểm, quy mô dự án đã được phê duyệt (gồm tổng mức đầu tư; tổng diện tích đất; tổng số nhà ở theo thiết kế).

{keywords}
11 tỉnh, thành phố phải báo cáo về tình hình thực hiện bảo lãnh trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, các địa phương phải báo cáo tình hình kinh doanh của dự án (gồm số lượng nhà ở hình thành trong tương lai đã bán; số lượng nhà ở hình thành trong tương lai chưa bán; văn bản của Sở Xây dựng về việc dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai).

Đồng thời, nội dung báo cáo cũng bao gồm tình hình thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai của dự án (tên ngân hàng cam kết bảo lãnh; hợp đồng/cam kết cấp bảo lãnh của ngân hàng; số lượng chứng thư bảo lãnh đã phát hành đối với từng hợp đồng).

Bộ cũng yêu cầu địa phương báo cáo những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định pháp luật về bảo lãnh trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và những đề xuất, kiến nghị của địa phương.

Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương gửi báo cáo trước ngày 14/12/2018.  

Liên quan đến vấn đề này, điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) năm 2014, quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh… Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng, theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.

Quy định từng được kỳ vọng như một bước đột phá, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững và bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà. Tuy nhiên, sau 4 năm đi vào thực tiễn, nhiều chuyên gia nhận định thực tế có ít chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc điều này.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành đánh giá: “Theo tôi thấy, các quy định về việc bán nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa được chặt chẽ lắm. Nhiều doanh nghiệp họ tìm cách lách luật được và có hàng chục cách lách luật. Hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng việc bảo lãnh với ngân hàng”.

Hồng Khanh

Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích

Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích

Dự án Tokyo Tower (quận Hà Đông, Hà Nội) bị PVcomBank siết nợ khiến nhiều khách hàng lo lắng. 

Toà nhà cao thứ 3 Hà Nội bị PVcomBank siết nợ

Toà nhà cao thứ 3 Hà Nội bị PVcomBank siết nợ

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa thông tin đã thu giữ tài sản là dự án Tokyo Tower (tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội) để xử lý nợ.

Tỷ phú bán nhà tiếc rẻ 1%, dân nghèo có ngày mất trắng

Tỷ phú bán nhà tiếc rẻ 1%, dân nghèo có ngày mất trắng

Quy định về việc bảo lãnh ngân hàng đối với việc mua bán nhà hình thành trong tương lai đã có hiệu lực từ nhiều năm. Tuy nhiên, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện. 

Lần đầu tiên doanh nghiệp bán nhà không có bảo lãnh bị phạt

Lần đầu tiên doanh nghiệp bán nhà không có bảo lãnh bị phạt

UBND TP.HCM đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Tân Bình