“Tạo đà” cho giá đất tăng nhanh

Tháng 4/2021, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã thông qua chủ trương xây dựng đề án thành lập TP. Tân Uyên và TP. Bến Cát theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Cùng với 3 thành phố hiện hữu, Bình Dương trở thành địa phương sở hữu lượng thành phố nhiều nhất cả nước.

Trước thông tin này, thị trường BĐS khu vực đã đón nhận sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư lớn, cũng như nhà đầu tư cá nhân, khiến thị trường địa ốc “tăng nhiệt”, nhất là ở khu vực thị xã Tân Uyên.

{keywords}
 Đề án thành lập thành phố tạo “cú hích” cho thị trường BĐS Tân Uyên

Cụ thể, theo dữ liệu Batdongsan.com.vn, sau khi chủ trương thành lập thành phố được thông qua, BĐS Tân Uyên đã ghi nhận mức quan tâm tăng 38%. Cá biệt, loại hình nhà phố liền kề trong các khu biệt lập tại đây có lượt tìm kiếm tăng hơn 65% so với cuối năm 2020. Đáng chú ý, giá nhà đất tại Tân Uyên cũng tăng theo nhu cầu giao dịch. Trong khi Dĩ An, Thủ Dầu Một ghi nhận mức tăng mạnh nhất là 19  -21%, giá nhà đất khu vực Bắc Tân Uyên tăng gần 30%.

Ông David Jackson - Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho biết, cuối năm 2020 vừa qua, dự thảo bảng giá đất tại Bình Dương được điều chỉnh tăng giá từ 45 - 95%, trong đó Tân Uyên tăng 60% so với giá thị trường.

Cũng theo thông tin từ Batdongsan.com.vn, hiện giá nhà phố, đất nền Tân Uyên đang thay đổi nhanh chóng, từ khoảng 16,5 triệu/m2 năm 2019 đã đạt ở mức trung bình 22,3 triệu/m2. Giai đoạn 2019 - 2020, đất mặt tiền đường tại Tân Uyên vào khoảng 14 -16 triệu/m2, hiện chạm mức 22 - 25 triệu/m2, giá đất xa trung tâm giao dịch tầm giá 13 - 15 triệu/m2. Riêng nhà thấp tầng được đầu tư bài bản dao động ở mức 50 - 70 triệu/m2, tăng 30 - 50% so với vài năm trước đó.

{keywords}
 Giá nhà phố, đất nền Tân Uyên đang thay đổi chóng mặt

Theo các chuyên gia, đây là động thái tất yếu của thị trường trước một thông tin quy hoạch hạ tầng lớn, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Sự điều chỉnh giá này đến nhu cầu mua là do làn sóng “săn đất” đầu năm của nhà đầu tư, vốn đã có tiền lệ trước đó. Xét vài năm trước, khi Dĩ An, Thuận An sắp lên thành phố, giá nhà đất cũng tăng nhanh.

Các trang tin bất động động sản thống kê, năm 2018 - 2019 giá đất Dĩ An chỉ khoảng 30 triệu/m2, sau khi lên thành phố đã tăng 45 - 50 triệu/m2. Thuận An cũng từ mức 25 - 35 triệu/m2 vượt lên đến 40 - 50 triệu/m2, nhà phố liền kề thậm chí đạt mức 60 - 70 triệu/m2. Xu hướng này cũng sẽ diễn ra với thị trường Tân Uyên trong vài năm tới.

Đại diện Colliers Việt Nam nhận định, các khu vực có chủ trương lên thành phố hay quận, ở giai đoạn đầu ngưỡng giá BĐS còn tương đối mềm nhưng khi hạ tầng hoàn thiện, mặt bằng giá sẽ biến động lớn. Cùng với 3 thành phố hiện hữu, Tân Uyên là cái tên tiếp theo được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển trong tương lai.

Tiềm năng thu hút lượng lớn các dự án BĐS

Các số liệu kinh tế cũng cho thấy, thu hút vốn FDI của Tân Uyên tính đến 2020 đã đạt gần 4 tỷ USD. Trong quý I/2021, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 5.248 tỷ đồng, tăng 10,72%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4.310 tỷ đồng, tăng 23,14% so với cùng kỳ. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại Tân Uyên gấp 1,56 lần so với cả nước, dân số khoảng 300.000 người.

{keywords}
 Nhiều dự án nhà ở chất lượng được triển khai tại Tân Uyên

Dự kiến, trước năm 2025, Tân Uyên đạt đô thị loại II trên cơ sở bảo đảm định hướng quy hoạch, phát triển đô thị của tỉnh. Đến năm 2030, đô thị này sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 sẽ đạt tới tầm vóc của một thành phố thông minh của vùng và cả nước.

Hiện chính quyền Tân Uyên đang phối hợp triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng như nâng cấp đường ĐT747B với lộ giới quy hoạch 74m, đường ĐT746 lộ giới từ 35,5 - 42m cùng quy hoạch đồng bộ các trục đường xuyên tâm Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT743. Trong khi đó, các tuyến giao thông đối nội quan trọng, kết nối với các trục đường chính đô thị và các khu phố như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 cũng được chính quyền địa phương đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên tới 28m.

Ngoài ra, công nghiệp sầm uất với các KCN lớn như VSIP II, Nam Tân Uyên, Sóng Thần 3,… cũng là nền tảng thuận lợi để Tân Uyên hình thành các dự án nhà ở chất lượng, các khu dân cư hiện đại liền kề phục vụ giới doanh nhân, chuyên gia và những người có thu nhập cao.

Đơn cử như dự án The Standard của Tập đoàn BĐS An Gia. Được phát triển theo mô hình khu biệt lập, dự án The Standard có quy mô 6,9ha, là chiến lược đón đầu xu thế của An Gia, hứa hẹn thiết lập chuẩn mực sống mới tại vùng đô thị vệ tinh TP.HCM.

Thời gian tới, Tân Uyên dự kiến sẽ thu hút thêm lượng lớn các dự án BĐS nhờ ngưỡng giá “mềm”, quỹ đất dồi dào so với Dĩ An hay Thủ Dầu Một. Cùng với đó, sự xuất hiện của nhiều dự án nhà ở có quy mô lớn còn giúp bổ sung thêm mảnh ghép để thúc đẩy tham vọng đô thị hóa, tiến thẳng lên thành phố trực thuộc tỉnh của Tân Uyên trước 2025.

Vĩnh Phú