Để hạn chế những vụ tai nạn có thể xảy ra với trẻ nhỏ, mọi người nên chú trọng vào cách thiết kế ban công nhà cao tầng sao cho đạt chuẩn.

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008 “Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khoẻ” do Bộ Xây dựng ban hành, lô gia của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm, lan can phải có cấu tạo khó trèo; khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không được lớn hơn 0,1m...

Tuy nhiên, hiện nay không ít khu nhà ở chung cư không đảm bảo chấp hành đúng quy định trên. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng sợ tốn kém chi phí, muốn tiết kiệm diện tích nên không chủ động lắp đặt, thiết kế ban công đạt chuẩn để tránh tai nạn không đáng có xảy ra.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Anh Nguyễn Minh Hoạch, một kiến trúc sư cho biết: “Vấn đề chiều cao và kết cấu vững chắc, an toàn được đặt lên hàng đầu. Thông số tiêu chuẩn về độ cao lan can là từ 1,1m trở lên, khoảng cách giữa các thanh gióng không quá 10cm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, tránh nguy cơ bị ngã do chới với ở mép lan can.

Nhà thiết kế đơn giản hiện đại, lan can chỉ nên thật đơn giản với những thanh gióng ngang hoặc đan xem 1 số thanh dọc hay chéo. Các lan can thiết kế kiểu con tiện hoặc chi tiết hoa văn cầu kỳ chỉ phù hợp với những biệt thự theo phong cách cổ điển. Ngoài ra, ở các nhà cao tầng, khoảng không phía trên các thanh gióng có thể làm thêm lưới bằng sợi cáp thủy tinh để đảm bảo an toàn, đồng thời vẫn giữ được sự thoáng đẹp của không gian ban công”.

Một giải pháp tối ưu mà lẽ ra các gia đình sống trong khu cao tầng nên lựa chọn từ lâu để hạn chế những nguy hiểm rình rập đó là lắp lưới an toàn bảo vệ ban công, bảo vệ cửa sổ.

Chị Lê Chi Mai (Dịch Vọng, Cầu giấy. Hà Nội cũng cho biết: "Ngay sau khi mua nhà xong và nhận nhà mình tìm hiểu và thấy ban công nhà mình không đạt chuẩn. Nhà thì có con nhỏ nên vợ chồng mình quyết định thuê thợ đến lắp đặt hệ thống ban công mới theo đúng tư vấn của chuyên gia thiết kế. Hiện nay hệ thống ban công của nhà mình được làm theo dạng lưới chuyên dụng, có kính chắn gió. Những sợi cáp inox được đan chặt chẽ gắn trên thanh nhôm hợp kim chuyên dụng. Yêu cầu kỹ thuật đối với thanh định vị này phải là hợp kim nhôm tốt khi cầm trên tay cứng và chắc, điều này bạn có thể cảm nhận bằng trực giác. Đồng thời thanh định vị này phải được phun sơn tĩnh điện để tránh trường hợp rò rỉ điện gây nguy hiểm đến gia đình".

Cũng theo chị Mai, giá thành để lắp đặt lưới an toàn phù hợp với túi tiền. Với diện tích lắp đặt dưới 10m2 có giá 250.000 đồng/m2, từ 10m2 trở lên giá 220.000 đồng/m2.

Nhiều người có kinh nghiệm khuyên rằng, khi tham khảo trên thị trường, bạn cần xem xét thật kỹ chính sách của nhà cung cấp lưới an toàn, nên có sự so sánh về thời gian bảo hành, giá cả, tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng để có thể lựa chọn được loại lưới an toàn tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Trường hợp trẻ nhỏ nghịch ngợm cầm nắm vào cũng không lo bị thương tích. Việc kiểm tra chất liệu sợi dây cáp là rất quan trọng. Bởi vì lưới an toàn được đặt ngoài không khí, nên những sợi cáp bằng inox bọc nhựa chuyên dụng sẽ ngăn việc gỉ sét.

Để kiểm tra xem sợi cáp có bằng inox hay không, bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ bằng cách sử dụng một thanh nam châm kiểm tra xem nó có hút nhau không. Nếu nam châm không hút sợi cáp thì lõi bên trong được làm từ inox.

Lực căng dây cáp từ 50 – 80kg/1 dây, đảm bảo khi dùng hai tay giãn hai dây về 2 phía khác nhau thì khoảng mở rộng không quá 10cm, người lớn làm việc hay trẻ nhỏ vô tình ngã vào lưới đều bật ngược trở lại chứ không bị ngã sang phía bên kia của lưới.

Theo Kiến thức