Công trình nằm trên diện tích đất 250m2 ở thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) được đặt tên là “Nhà sinh đôi” có kiến trúc độc đáo, bất kể nắng gắt vẫn mát rượi.

Ngôi nhà do kiến trúc sư Lê Viết Hội và nhóm cộng sự: Duy An, Thanh Bảo, Văn Quý thiết kế năm 2019, xây dựng vào năm 2020.

Kiến trúc sư Lê Viết Hội chia sẻ, đây là thiết kế 2 nhà riêng biệt nhưng hình khối bên ngoài của công trình trông giống như 1 căn nhà độc lập.

Hai nhà riêng biệt, có cổng riêng nhưng nhìn ngoài tưởng là 1 nhà. 

Chủ sở hữu là một cặp chị em song sinh. Ngay từ khi lên ý tưởng, gia chủ đã muốn ngôi nhà thể hiện cá tính của mình.

Ngôi nhà còn như dấu ấn, thể hiện tình cảm đoàn kết, gắn bó của hai chị em gia chủ. Mặc dù mỗi người đều có gia đình riêng nhưng vẫn luôn yêu thương đùm bọc nhau như lúc còn là bào thai, rồi cùng nhau lớn lên, cùng nhau trưởng thành.

Tổng thể công trình có thiết kế đơn giản, tối ưu ánh sáng. 

Yêu cầu của gia chủ là không gian thông thoáng, lấy tối đa ánh sáng tự nhiên. Tất cả phòng ốc, các tầng kết nối được với nhau. Phong cách hướng đến sự đơn giản và hiện đại.

Hai nhà kết nối, thông nhau khoảng sân lớn phía trước và sân sau, không ngăn cách hàng rào. Vừa tạo khoảng sân để xe, vừa tạo sân chơi lớn, có thể vui chơi hay tổ chức tiệc cho gia đình làm tăng tính tương tác của 2 gia đình ở tầng trệt. 

Mỗi căn nhà được thiết kế như sau:

Tầng trệt: Phòng khách và ăn thông nhau. Khu vực phòng khách ngăn chia ước lượng bằng cách thay đổi cao độ trần (giải pháp lệch tầng được sử dụng trong công trình này). Ngoài ra, phòng khách sử dụng hệ cửa kính lớn sát trần và 2 vách tường, tăng tính liên tục không gian, cảm giác không giới hạn không gian trong và ngoài của công trình.

Do khí hậu Tây Ninh nắng nóng nên phần hiên trước được thiết kế mái hiên xéo và rộng đủ tạo phần đệm, hạn chế sự hanh nắng mùa hè và tạt mưa vào mùa đông cho công trình. 

 Khu bếp tách thành khu riêng nhưng vẫn kết nối với phòng ăn và không gian sân sau của nhà. Khu vườn bố trí đối diện khu bếp, tăng mảng xanh cho ngôi nhà, nơi đối lưu và cho gió xuyên nhà.

 

Khu thông tầng giữa nhà là trái tim của ngôi nhà. Đó là nơi kết nối các phòng ngủ tầng 2 qua không gian này, ánh sáng tự nhiên được đưa vào giữa nhà qua khe sáng trên mái, tản xạ các mảng tường lớn của khu thông tầng, đưa ánh sáng gián tiếp xuống khu phòng ăn tầng trệt.

 

{keywords}
Ban công ngồi uống trà. 

 

{keywords}
Hai phòng ngủ có cửa sổ nhỏ, quan sát không gian sinh hoạt của gia đình thông qua khoảng thông tầng này. Đồng thời qua khoảng thông tầng gió sẽ được đối lưu theo trục đứng và trục ngang để xuyên qua các tầng và các không gian mỗi tầng. Phòng ngủ chính được hạn chế ánh nắng nóng của tỉnh Tây Ninh bằng cách sử dụng mái xéo khu ban công, và tăng diện tích độ sâu của ban công để làm phần đệm giảm nhiệt cho không phòng ngủ.

 

{keywords}
Toilet phòng ngủ chính được đặt vị trí phía Tây cản nóng cho phòng ngủ chính. Ô cửa sổ lớn và lớp cây xanh tạo sự thông thoáng đối lưu không khí và kín đáo cho toilet.

 

{keywords}
Phòng thờ 2 nhà được đặt trên tầng 2, thiết kế xen kẽ với nhau bởi 2 khu vườn nhỏ, tăng thêm mảng xanh cho công trình. Hai nhà kết nối với nhau bằng cửa kính, tạo thuận tiện cho việc sinh hoạt cúng bái của gia chủ. 

 

Ngược dòng quá khứ với biệt thự Đông Dương bên cánh đồng lúa

Ngược dòng quá khứ với biệt thự Đông Dương bên cánh đồng lúa

Biệt thự mang phong cách Đông Dương (Quảng Nam) nằm ngay sát ruộng lúa nên mỗi buổi chiều chị Vân Anh và gia đình được ngắm hoàng hôn, chìm đắm trong không gian xưa cũ. 

Hải Phong