Báo hiếu cha mẹ không chỉ là bổn phận, trách nhiệm, tấm lòng của mỗi người con mà còn chứa đựng tình cảm nhân văn và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.

Trong cuộc sống hiện đại, việc báo hiếu cha mẹ được thể hiện bằng nhiều cách: Người có điều kiện có thể tặng cha mẹ chuyến du lịch, tặng ghế mát-xa, tặng thuốc bổ, chăm sóc chu đáo…

Người chưa có kinh tế tặng hiện vật nho nhỏ, thể hiện qua sự ân cần, chăm sóc hàng ngày…

Thậm chí nhiều người gom góp, dành dụm để xây tặng đấng sinh thành ngôi nhà, để tri ân công lao dưỡng dục.

Đây là món quà ý nghĩa, không chỉ có giá trị về mặt vật chất còn mang ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần – cho thấy người con nay đã trưởng thành. Đó là trái ngọt mà mỗi bậc cha mẹ đều cảm thấy tự hào.

Kiến trúc sư Nguyễn Anh Quý cũng vậy. Anh sinh ra ở TP Nha Trang – nơi có sóng và gió. Cách đây hơn chục năm, anh rời Nha Trang, đặt chân đến TP.HCM lập nghiệp với hai bàn tay trắng.

Chàng thanh niên vùng biển năm ấy sẵn sàng làm đủ nghề để đổi đời, ngược xuôi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố hoa lệ.

Món quà đặc biệt kiến trúc sư Anh Quý tặng bố mẹ dưỡng già. 

Từ người làm thuê, anh mở quán ăn, mở công ty kiến trúc. Từng bước chân anh đi thấm đẫm giọt mồ hôi và sự khích lệ của cha mẹ ở nhà.

Để khi định bỏ cuộc, anh lại đứng dậy và vượt qua thử thách. Mỗi lần về nhà, nhìn nơi chứa đựng tuổi thơ của mình ngày một xuống cấp, cha mẹ ở rất vất vả khiến kiến trúc sư Anh Quý đau lòng.

Kiến trúc sư Anh Quý sử dụng tông trắng, phối chi tiết màu nâu cho tổng thể nhà. Thiết kế đảm bảo tiêu chí hiện đại, tiện dụng nhưng vẫn gần gũi với thế hệ của cha mẹ anh. 

Ước nguyện lớn nhất của anh là xây cho cha mẹ ngôi nhà tiện nghi, hiện đại nhưng thật gần gũi với thế hệ của họ.

Qua thời gian, ước nguyện suốt 10 năm của anh cũng hoàn thành. Ngôi nhà mới do chính anh thiết kế, lo từng vật liệu cũng hoàn thành với diện tích 180m2, có 3 phòng ngủ, đầy đủ công năng.

Những góc bo tròn, đường nét mềm mại là đặc trưng trong thiết kế của kiến trúc sư Anh Quý. Nay, anh áp dụng cho chính ngôi nhà của gia đình. 

 

Sảnh trên tầng với lan can bằng gạch thông hơi - loại gạch thường thấy trong các công trình của thập niên 80 - 90 thế kỷ 20. Phía trên cầu thang là khoảng giếng trời hút gió vào nhà. 

Cầu thang ốp gạch giả gỗ, tay vịn kính tạo độ thoáng nhưng đảm bảo độ an toàn. 

Phòng ngủ với hệ tủ quần áo kính, bức tường ngăn khu cầu thang được thay bằng kính mờ tạo sự độc đáo và lấy ánh sáng cho phòng từ giếng trời. 

 

{keywords}
Bếp nấu ngay cạnh phòng khách, thuận tiện cho người lớn tuổi trong sinh hoạt. Khi nhà có tiệc hay cỗ, gia chủ vẫn có thể trò chuyện với khách. 

 

{keywords}
Sảnh tiếp nối lên cầu thang tầng 3 được bố trí bộ bàn ghế uống trà. 

 

Cửa sổ hình tròn tăng tính thẩm mỹ, đồng thời có tác dụng lưu thông khí. 

{keywords}
Bàn ăn 6 ghế vừa tạo điểm nhấn cho tầng 1, vừa ngăn cách không gian giữa phòng khách và bếp. 

 

Giếng trời khác bên cạnh phòng ngủ và góc nhìn xuống tầng 1 từ cầu thang xuống. 

 

{keywords}
Công trình phụ

 

Ngôi nhà “bé bằng cái kẹo”, không xa xỉ nhưng ai cũng phải khao khát

Ngôi nhà “bé bằng cái kẹo”, không xa xỉ nhưng ai cũng phải khao khát

Ngôi nhà gỗ màu trắng nằm ở Boras (Thụy Điển) không cầu kỳ, tráng lệ nhưng khiến ai cũng phải mê đắm khi đặt chân đến. 

Quỳnh Nga