Theo quan niệm của người phương Đông, bếp là nơi hội tụ tài lộc của gia đình. Việc đặt bếp đúng vị trí không những mang lại may mắn mà còn tốt cho sức khoẻ của người trong nhà. 

Với cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình không còn sử dụng bếp nấu dạng củi hoặc than mà thay vào đó đã dùng các loại bếp hiện đại hơn như bếp gas, bếp điện từ, bếp hồng ngoại… 

Tuy mỗi loại bếp có cấu tạo khác nhau nhưng chung quy lại, xét ở góc độ phong thuỷ học, vị trí đặt bếp sao cho phù hợp là quan trọng nhất. 

Hướng bếp 

Nhiều người cho rằng, hướng của bếp chính là hướng của cửa nhà bếp. Thật ra, hướng bếp chính là hướng lưng của người đứng khi nấu. Ví dụ, người nấu quay mặt về hướng Đông thì hướng bếp chính là hướng Tây. 

{keywords}
Hướng bếp là hướng lưng của người khi đứng nấu. (Ảnh minh hoạ)

Nguyên tắc đầu tiên để xác định vị trí đặt bếp đó là “toạ hung hướng cát”. Nghĩa là đặt bếp trên hướng xấu và nhìn về hướng tốt, nhằm xua đuổi những điều xấu và thu hút điều lành đến với gia đình. 

Xung với cửa phòng bếp 

Bếp nấu là nơi khơi nguồn cho những bữa ăn hằng ngày. Người xưa có câu “người có cái ăn là có lộc”, ý nói bếp nấu chính là tài lộc của cả gia đình. 

Bếp nấu kỵ gió, bởi gió dễ làm cho lửa tắt và không giữ được tài khí. Do vậy, không nên đặt bếp nấu đối diện với cửa phòng bếp vì dễ dẫn đến khó khăn về tiền tài cho gia chủ. 

Hướng bếp ngược hướng nhà 

Phong thuỷ học nhà ở cho rằng, hướng của nhà bếp và hướng của nhà trái ngược nhau thì không tốt. Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà. Ví dụ nhà toạ Nam hướng Bắc mà bếp lại toạ Bắc hướng Nam thì không lành. 

Cạnh bồn rửa 

Theo thuyết Ngũ hành, bếp tượng trưng cho Hoả, còn bồn rửa bát tượng trưng cho Thuỷ. Nếu đặt bếp kế bên bồn rửa bát sẽ dẫn đến xung đột giữa Hoả và Thuỷ. 

{keywords}
Không nên đặt bếp sát bên bồn rửa bát. (Ảnh minh hoạ)

Nếu diện tích eo hẹp, gia chủ có thể xử lý đặt giữa bếp và bồn rửa bát một khoảng bệ bếp để ngăn cách, giảm bớt xung đột giữa Hoả và Thuỷ. Ngoài ra, lưu ý nên đặt những vật dụng có tính lạnh như tủ lạnh,  máy rửa bát, máy giặt… cách xa bếp nấu. 

Sau bếp quá trống trải 

Không gian trống trải sẽ hút gió, làm lửa chập chờn, ảnh hưởng đến vận may phát tài của người trong nhà. Do đó không nên chừa khoảng trống phía sau bếp mà nên đặt bếp dựa vào tường. 

{keywords}
Nên đặt bếp dựa vào tường. (Ảnh minh hoạ)

Đặc biệt, một trong những kiêng kỵ khi đặt bếp nấu là không nên đặt ở trước hoặc dưới cửa sổ. Bởi cách đặt này tượng trưng cho gia đình không có chỗ dựa. 

Tuy vậy, cũng không nên đặt bếp ở góc xó của nhà bếp. Cách đặt bếp như vậy sẽ khiến người nấu quay lưng lại với người trong bếp, gây bất lợi về mặt sức khoẻ. 

Nằm dưới phòng vệ sinh 

Nếu nhà có tầng 1 bố trí nhà vệ sinh thì ở dưới trệt ngay vị trí đó không nên đặt bếp. Bởi bếp là nơi nấu nướng đồ ăn nuôi sống người trong gia đình, do vậy cần phải giữ được sự sạch sẽ cả về hình thức lẫn kết cấu. 

Nhà vệ sinh là nơi có rất nhiều thứ bẩn và vi khuẩn, do vậy không nên đặt bếp nấu nằm dưới không gian này dù là khác tầng. 

Dưới các thanh dầm, xà ngang 

Người xưa có câu “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao” ý nói đến tác hại khi đặt bếp dưới xà ngang. Không chỉ riêng bếp nấu, nếu đặt giường ngủ hoặc ghế sofa dưới xà ngang thì người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

{keywords}
Đặt bếp dưới xà ngang hoặc thanh dầm sẽ gây ức chế cho người làm bếp. (Ảnh minh hoạ)

Theo quan niệm phong thuỷ học, xà nhà ở trên bếp hoặc bàn ăn sẽ ngăn cản vận may của người trong nhà, gây ức chế cho người làm bếp, gia chủ thường xuyên gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc. 

5 yếu tố trang trí phòng ăn giúp bữa cơm gia đình thêm ấm cúng

5 yếu tố trang trí phòng ăn giúp bữa cơm gia đình thêm ấm cúng

Ngoài chức năng bổ sung năng lượng, phòng ăn còn là khu vực giao lưu giữa các thành viên trong gia đình. Để tạo ra bầu không khí vui vẻ và kích thích ăn uống, gia chủ cần lưu ý các yếu tố trang trí không gian này. 

Phương Anh (tổng hợp)