{keywords}
 Tòa nhà trụ sở và văn phòng cho thuê HUD Tower do HUD đầu tư có vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm Hà Nội

Bắt đầu với nguồn vốn 2 tỷ đồng

Ngày 10/10/1989 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 843/BXD-TCLĐ sắp xếp tổ chức lại Ban Quản lý công trình nhà ở đường 1A Hà Nội, thành lập Công ty Phát triển nhà và đô thị, tiền thân của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD.

Thời điểm thành lập, HUD chỉ có số vốn kinh doanh khoảng 2 tỷ đồng, cơ sở vật chất sơ sài, chưa có chỗ làm việc ổn định. Bối cảnh thị trường BĐS những năm 90 của thế kỉ trước cũng là bức tranh ảm đạm khi lượng nhà ở đô thị tăng lên không nhiều. Diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 5 m2/người, chỉ tiêu cây xanh đô thị tính trên đầu người cũng rất thấp.

Chính lúc này, HUD nhanh nhạy nắm bắt được sự thiếu hụt của thị trường, chủ động kêu gọi các cơ quan, đơn vị các ngành nghề góp vốn xây dựng trụ sở và nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Song song đó chính là bước chuyển sang thực hiện các dự án khu dân cư đồng bộ, tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, xây lắp, tư vấn thiết kế, dịch vụ đô thị .

Năm 1992 HUD bắt tay thực hiện dự án đầu tiên là dự án khu dân cư Giáp Bát (Q. Hoàng Mai, Hà Nội). Dự án không chỉ góp phần “mở rộng” quỹ nhà ở của TP Hà Nội mà còn là thực hiện đồng bộ về nhà ở và hạ tầng kỹ thuật - bao gồm đường giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện.

Thành công của dự án chính là bước đà giúp HUD bắt đầu triển khai hàng loạt dự án khác trải dài từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, tất cả các dự án đều hướng về một tiêu chí: hiện đại, đồng bộ hạ tầng, tiện ích.

{keywords}
HUD đón nhận Danh hiệu đơn vị AHLĐ vào năm năm 2009

Dẫn đầu xu hướng phát triển khu đô thị mới đồng bộ

Kiên định với hướng “đồng bộ”, năm 1997 HUD mạnh dạn bắt tay khởi công dự án Khu Dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm (Hà Nội). “Điểm cộng” của dự án chính là mô hình đô thị mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với phát triển nhà ở.

Dự án sở hữu cấu trúc hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới với hệ thống đường giao thông, các tuyến điện sinh hoạt đi ngầm, hệ thống thoát nước mưa, nước thải được tách riêng. Thậm chí hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cũng được tính toán ngay từ khâu lập quy hoạch. Ở thời điểm đó, Khu Dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm như “hình mẫu” của khu đô thị hiện đại, sở hữu nhiều tiện ích cho đời sống người dân.

Sau đó, hàng loạt dự án khu đô thị mới được HUD khởi công trên địa bàn Thủ đô như các khu đô thị mới Định Công, Mỹ Đình II, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Việt Hưng, Văn Quán - Yên Phúc... HUD cũng mở rộng triển khai mô hình này tại nhiều tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam,..

Đặc biệt, HUD còn “Nam tiến” với nhiều dự án trọng điểm ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Năm 2007 HUD còn khởi động chương trình phát triển các dự án tại khu vực miền Trung, tập trung vào một số địa bàn có nhu cầu cao về nhà ở.

{keywords}
 Khu đô thị mới bán đảo Linh Đàm

Dấu ấn những dự án nhà ở xã hội sở hữu tiện ích hiện đại

Không chỉ chú trọng xây dựng những khu đô thị hiện đại, đồng bộ, HUD còn tập trung triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội trên cả nước. Điểm đáng chú ý trong những sản phẩm nhà ở xã hội của HUD chính là dù có mức giá bình dân những các dự án đều sở hữu nhiều tiện ích hiện đại, đồng bộ hạ tầng, sở hữu bể bơi, bãi đỗ xe…

Như mới đây nhất, tháng 6/2019 HUD đưa dự án nhà ở xã hội - khu đô thị Lê Thái Tổ (Bắc Ninh) bàn giao tới tay khách hàng. Dự án đồng bộ hạ tầng, có bể bơi và lắp đặt thiết bị hàng đầu. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã cấp Chứng chỉ Công trình xanh Edge (cho giai đoạn thiết kế) vào năm 2019 và tiếp tục xét duyệt khi dự án đi vào vận hành khai thác.

{keywords}
Khu NOXH Bắc Ninh được đầu tư cả bể bơi hiện đại

Tại Nha Trang, HUD cũng sẽ khởi công xây dựng công trình NOXH-02, gia tăng 18.000m2 sàn nhà ở bên cạnh NOXH-01. Dự án bổ sung thêm vào quỹ nhà cho người có thu nhập thấp thành phố Nha Trang.

Ở thị trường phía Nam, HUD triển khai xây dựng chung cư An Bình - Nha Trang với 126 căn hộ. Tổng công ty HUD đang thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội HUD - Thủ Đức bên bờ sông Sài Gòn. Dự án đang trình Ủy ban nhân dân TP HCM phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2019-2020. Khi vận hành dự án cung cấp nơi an cư mới của gần 500 hộ gia đình tại cửa ngõ phía Đông Bắc TP.HCM

Trong giai đoạn 2020-2025, HUD xây dựng kế hoạch đầu tư khoảng nửa triệu m2 sàn nhà ở xã hội với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6.500 hộ dân thuộc đối tượng chính sách về nhà ở.

{keywords}
Tòa nhà New Skyline do HUD đầu tư

Tiếp tục phát triển dự án BĐS “đáng sống”

Hiện HUD xác định lĩnh vực cốt lõi là phát triển đô thị và nhà ở phục vụ nhu cầu của đại đa số người dân có thu nhập khá, trung bình và thu nhập thấp (nhà ở xã hội), đồng thời phát triển một số lĩnh vực mang tính bổ trợ cho lĩnh vực chính như sản xuất vật liệu xây dựng, giáo dục, vui chơi giải trí,...

Bên cạnh đó HUD cũng nghiên cứu đầu tư một số loại hình bất động sản khác như nhà ở cho thuê, văn phòng cho thuê, bất động sản công nghiệp và các dự án du lịch, nghỉ dưỡng,...

Tầm nhìn của HUD cho giai đoạn 2021 - 2025 chính là trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về phát triển đô thị và nhà ở với mô hình khu đô thị mới có hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại và đáng sống.

Để thực hiện điều này, HUD cho biết tiếp tục nghiên cứu phát triển dự án tại các địa bàn truyền thống như Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hóa, Khánh Hòa,... ưu tiên như các đô thị vệ tinh và dọc theo các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, các khu kinh tế trọng điểm, các địa phương đóng vai trò động lực tăng trưởng,...

HUD cũng định hướng chú trọng áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào xây dựng để giảm giá thành; cân đối chi phí và hiệu quả đầu tư giữa nhà ở cao tầng và thấp tầng, đảm bảo mức giá nhà ở hợp lý, phù hợp với mức thu nhập người dân.

D. An