Khu vực Bắc Sông Hồng bước đầu đã được kiểm soát bằng quy hoạch, một số dự án bất động sản đang được triển khai với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” như Tập đoàn BRG, VinGroup, SunGroup... Tuy nhiên, theo ông Phạm Sỹ Liêm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch mới có tính quyết định, vì rất có thể quy hoạch một đằng nhưng xây dựng lại một nẻo.

Sáng nay (27/12), hội thảo “Quy hoạch đô thị Hà Nội định hướng phát triển kiến trúc – quy hoạch khu vực phía Bắc sông Hồng” được tổ chức. Tham gia hội thảo các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

Theo định hướng quy hoạch chung đến năm 2030, khu vực Bắc Sông Hồng có mô dân số khoảng 1,7 triệu dân được chia thành 4 khu vực gồm: Khu đô thị Mê Linh - Đông Anh; Khu đô thị Đông Anh; Khu đô thị Đông Anh - Yên Viên; Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm.

Nhận định về khu vực Bắc Sông Hồng, ông Phạm Sỹ Liêm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, khu vực Bắc Sông Hồng bước đầu đã được kiểm soát bằng quy hoạch, một số dự án bất động sản đang được triển khai.

Trước đó, tháng 6/2016 UBND TP Hà Nội công bố quy hoạch chi tiết khu đô thị cửa ngõ Thủ đô dọc tuyến đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài dài gần 12 km với diện tích khoảng 20km2 , do Tập đoàn BRG chủ đầu tư và thông qua đấu thầu chọn Tập đoàn tư vấn quốc tế P&T lập quy hoạch.

{keywords}
Hội thảo “Quy hoạch đô thị Hà Nội định hướng phát triển kiến trúc – quy hoạch khu vực phía Bắc sông Hồng” tổ chức sáng 27/12.

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam, UBND TP Hà Nội đã cùng với các Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Sumitomo (Nhật Bản) ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên nhằm phát triển dự án đô thị thông minh theo trục Nhật Tân - Nội Bài trị giá 4 tỷ USD, trong đó Hà Nội sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản để xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Mới đây, Hà Nội còn công bố xây dựng cầu Tứ Liên nối Quận Tây Hồ với Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên trên đất Đông Anh theo phương thức BT, dự kiến hoàn thành năm 2021.

Ngoài ra, tại khu vực Bắc Sông Hồng, VinGroup đang xây Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia để đổi lấy 5ha đất Trung tâm Triển lãm Giảng võ, và SunGroup đang triển khai dự án Công viên Kim Quy dạng Disneyland rộng 100ha tại giao lộ đường Võ Nguyên Giáp và đường 5 kéo dài.

Theo ông Liêm, dự án khu đô thị cửa ngõ Nhật Tân - Nội Bài dựa vào vốn FDI là bước khởi đầu rất quan trọng của quá trình đô thị tại khu vực này. Trong đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch mới có tính quyết định.

Với sự quy tụ nhiều đại gia bất động sản nhưng ông Liêm cũng lưu ý đến vấn đề quy hoạch một đằng nhưng xây dựng lại một nẻo. Trên thực tế phát triển vừa qua đã cho thấy việc quy hoạch một đằng nhưng làm một nẻo tại không ít khu vực ở Hà Nội.

“Sự chênh lệch giữa quy hoạch và thực tế phát triển bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như quy hoạch không sát với nhu cầu hoặc các biến động bất ngờ của thị trường (khủng hoảng tài chính) cũng như với biến đổi khí hậu, hay có thể là do tình trạng yếu kém của công tác quản lý nhà nước và sự thao túng của các nhóm lợi ích” – ông Liêm phân tích.

Trong quy hoạch Đông Anh là địa bàn được định hướng phát triển đô thị hiện đại kiểu mẫu phía Bắc sông Hồng. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay có hơn 90 đồ án, dự án đã và đang triển khai; được chấp thuận chủ trương.

Nhìn nhận về quá trình phát triển đô thị tại huyện Đông Anh hiện nay, KTS. Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia cho rằng, quá trình phát triển đô thị vẫn diễn ra tương đối chậm. Ngoài một số tuyến giao thông chính đã hình thành, hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung theo định hướng quy hoạch chung chưa được đầu tư xây dựng.Các dự án lớn hầu hết đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa được triển khai xây dựng…

Theo KTS. Đỗ Thanh Tùng, trên cơ sở quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu và các dự án đầu tư xây dựng đô thị tại phía Bắc Sông Hồng được duyệt cần đề xuất giải pháp tập trung đầu tư xây dựng “khung” giao thông và “khung”hạ tầng kỹ thuật, cùng với vấn đề thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia và các dự án hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài làm hạt nhân kích thích, lan tỏa sự phát triển khu vực. Cũng như đề xuất khai thác lợi thế sân bay quốc tế Nội Bài và các tuyến giao thông đối ngoại, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh…

Trong khi đó, theo ông Phạm Sỹ Liêm, từ thực tế trong công tác quy hoạch đô thị tại Hà Nội thời gian qua, phát triển khu vực Bắc Sông Hồng cần quan tâm nhiều vấn đề trong công tác quản lý của Hà Nội. Trong đó việc kiểm soát thực hiện quy hoạch bắt đầu bằng kiểm soát sử dụng đất như ngăn chặn việc sử dụng đất “ăn theo” ngoài rìa địa giới dự án khu đô thị Nhật Tân-Nội bài; ngăn chặn tình trạng đô thị hóa tự phát đang diễn ra tại đây; điều chỉnh viêc sử dụng các khoảnh đất phân tán được giao để thực hiện dự án BT cầu Tứ Liên…

Hồng Khanh

Vì sao doanh nghiệp muốn đưa sân golf Đa Phước ra khỏi quy hoạch?

Vì sao doanh nghiệp muốn đưa sân golf Đa Phước ra khỏi quy hoạch?

Nhà đầu tư – Công ty TNHH The Sunrise Bay đề nghị đưa hạng mục sân golf Đa Phước ra khỏi quy hoạch với lý do: không hiệu quả về kinh tế, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển…

Cò đất ‘hô biến’ đất quy hoạch cây xanh thành dự án

Cò đất ‘hô biến’ đất quy hoạch cây xanh thành dự án

Không dừng lại ở việc bán chênh, dùng “chân gỗ” tạo sốt, cò đất còn lừa đảo trắng trợn bằng việc “vẽ” dự án ngay trên đất quy hoạch cây xanh để bán cho khách.

Hàng loạt vấn đề trong quy hoạch xây dựng tại Lào Cai

Hàng loạt vấn đề trong quy hoạch xây dựng tại Lào Cai

Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót trong công tác quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng và việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt tại tỉnh Lào Cai.