Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được giao quản lý, sử dụng 3 khối nhà tại địa chỉ số 97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1. Trụ sở làm việc và trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM có 3 mặt tiếp giáp đường Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Nguyễn Thái Bình. 

Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố, thế nhưng công trình này đang bị hư hại bởi quá trình thi công xây dựng Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành. Đây là dự án do Công ty TNHH Saigon Glory (công ty con có 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Bitexco) làm chủ đầu tư. 

{keywords}
Ba toà nhà và nhiều hạng mục khác tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bị hư hại do quá trình thi công dự án Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành.

Theo ông Trần Thanh Bình – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ngay từ khi công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành bắt đầu khởi công xây dựng, việc đào sâu xuống lòng đất để thi công phần móng và tầng hầm đã làm 3 toà nhà hiện hữu của Bảo tàng bị tác động. 

Cụ thể, đã xảy ra tình trạng lún, nứt mặt sân công viên, mặt sàn, tường… của 3 toà nhà. Hiện tượng nứt tường xuất hiện ngày càng nhiều hơn, các đường nứt ngày càng lớn hơn. Toà nhà 1 bị ảnh hưởng nặng nhất, nhà bảo vệ ở cổng số 1 Lê Thị Hồng Gấm tường nứt lớn, trần nhà bị bong tróc, rơi xuống. 

Trước đó, vào ngày 12/3/2017 đã xảy ra sự cố ở khu vực sân trong toà nhà 1, phù điêu “cá hoá long” ở đầu mỗi ống thoát nước từ tầng mái xuống đã bị nứt, rơi xuống, một số phù điêu phía trước toà nhà bị nứt.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho hay, sau một thời gian tạm ngưng, đến cuối năm 2019 công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành tiếp tục thi công lên các tầng cao. Việc xây dựng này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu 3 toà nhà hiện hữu của Bảo tàng. 

{keywords}
Dù xâm hại di tích Bảo tàng Mỹ thuật và gây nguy hiểm cho nhiều người nhưng đến nay chủ đầu tư Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành vẫn chưa khắc phục. 

Ngày 18/8/2020, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát thực tế tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật. Đoàn kiểm tra ghi nhận công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành đang thi công xây dựng, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố. 

Các hạng mục bị hư hại gồm: Đoạn tường rào của Bảo tàng phía đường Lê Thị Hồng Gấm bị nghiêng ra ngoài, có khả năng sụp đổ, gây nguy hiểm cho người đi đường, khách tham quan, cán bộ nhân viên của Bảo tàng. Cửa cổng bị xô lệch không sử dụng được. 

Ba toà nhà và nhà bảo vệ của Bảo tàng bị nứt, lún, bong tróc nhiều nơi; nền khuôn viên Bảo tàng tiếp giáp đường Lê Thị Hồng Gấm bị lún, gạch nền bong tróc… ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như hoạt động của Bảo tàng.

Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra, các hạng mục nói trên ngày càng bị nghiêng, nứt, lún, bong tróc… nghiêm trọng, nhưng đến nay chủ đầu tư công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành chưa khắc phục. 

Để bảo bảo an toàn cho người tham gia giao thông, nhân viên cũng như khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ông Trần Thế Thuận – Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao kiến nghị UBND Thành phố yêu cầu chủ đầu tư công trình Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành khắc phục khẩn cấp các hạng mục hư hỏng, trả nguyên hiện trạng trước ngày 8/10/2020.

Đối với 3 toà nhà và nhà bảo vệ di tích Bảo tàng, yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị chuyên môn kiểm định, đánh giá chất lượng để có giải pháp xử lý, khắc phục triệt để trước ngày 19/11/2020. 

Dự án Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành có tên thương mại là The Spirit of Saigon, toạ lạc 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette, Q.1. Ngoài Bảo tàng Mỹ thuật, lân cận dự án này có chợ Bến Thành, Công viên 23/9… là điểm đến thường xuyên của khách du lịch trong nước và quốc tế. 

The Spirit of Saigon được UBND Q.1 chấp thuận đầu tư vào tháng 1/2013. Tháng 9/2016, Sở TN&MT TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án cho Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco với diện tích 8.537,4m2 tại P.Nguyễn Thái Bình, Q.1. 

Đến tháng 12/2019, UBND TP.HCM cho phép Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu tứ giác Bến Thành cho Công ty TNHH Saigon Glory (công ty con có 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Bitexco).

Theo Tập đoàn Bitexco, việc thay đổi chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon nằm trong chiến lược phát triển của tập đoàn, nhằm mục tiêu tập trung triển khai dự án một cách chuyên biệt hoá, không bị ảnh hưởng bởi các dự án khác của tập đoàn. 

Dự án The Spirit of Saigon đã hoàn thiện các thủ tục công chứng thế chấp, tài sản thế chấp và nguồn thu để vay vốn tại Ngân hàng SHB là để chi phí cho dự án đã được thi công xây dựng. Công ty có kế hoạch tiếp tục huy động vốn để triển khai xây dựng cho đến khi hoàn thành dự án. 
Bị xử lý vi phạm xây dựng, chủ đầu tư vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công

Bị xử lý vi phạm xây dựng, chủ đầu tư vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công

 - Sau hơn nửa năm thực hiện Chỉ thị 23, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đã giảm, tuy vậy có trường hợp chủ đầu tư bị xử lý vi phạm vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công.   

Phương Anh Linh – Hồ Văn