Thành thật mà nói, mua theo kiểu hấp tấp là một thú vui – bởi lẽ bạn sẽ thường mua sắm khi đang vui hoặc khi đang buồn. Dù vì lý do nào thì chúng cũng làm bạn cảm thấy tốt hơn.

Điều này thực sự rất bình thường. Nhưng hãy thử tính xem mỗi tháng bạn đã chi bao nhiêu cho việc mua sắm bốc đồng? Sau đó nhân với 12 tháng của một năm, con số hẳn sẽ không còn nhỏ nữa đúng không?

Mua sắm bốc đồng là gì?

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 1.

Mua sắm bốc đồng là bất cứ lúc nào bạn mua thứ gì đó mà bạn không định mua. Ảnh minh hoạ

Dù cho đó chỉ đơn giản là lấy một thanh kẹo trong quầy thanh toán không có trong danh sách hàng tạp hóa của bạn hay mua một đống váy áo khi bỗng nhiên được bạn bè rủ đi shopping dù bạn chẳng thiếu thứ gì.

Hầu như tất cả chúng ta đều rơi vào trạng thái phấn khích nhất thời của việc mua theo kiểu bốc đồng.

Tại sao chúng ta phải vật lộn với việc mua sắm bốc đồng?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn lại mua sắm bốc đồng? Thường thì bạn sẽ rơi vào một trong ba trạng thái chính:

Cảm xúc

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 2.

Cảm xúc đóng một phần rất lớn trong những gì chúng ta mua sắm, thậm chí là trong thói quen kiếm tiền của chúng ta. Ảnh minh hoạ

Khi bạn trải qua một ngày khó khăn, bạn sẽ muốn mua cái gì đó để làm dịu tâm trạng của mình, ví dụ như một chiếc váy hay một chiếc đồng hồ. Bạn tự nhủ rằng đó không phải là vấn đề lớn - bạn chỉ muốn có được thứ gì đó tốt đẹp để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn.

Đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc thuần túy là một cách chắc chắn khiến bạn mua sắm bốc đồng. Và những người làm marketing đều biết điều này. Họ sẽ dựa theo cảm xúc của bạn với quảng cáo của họ để đánh trúng tâm lý khiến bạn mua hàng.

Quá khứ của chúng ta

Nếu mua sắm bốc đồng và bội chi là một vấn đề đối với bạn, có thể là bạn chưa bao giờ được dạy cách xử lý tiền tốt. Theo một cuộc thăm dò năm 2019, “cách cha mẹ xử lý tiền” và “tình trạng gia đình khi lớn lên” là hai lý do hàng đầu mà mọi người đưa ra về lý do tại sao họ quản lý tài chính theo cách làm hiện tại.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 3.

Chúng ta thường hay phủ nhận sức ảnh hưởng từ gia đình, nhưng thực tế, cách bạn quản lý tiền bạc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách cha mẹ bạn giáo dục bạn và cách họ quản lý tiền mà bạn quan sát bao lâu nay. Ảnh minh hoạ

Nghĩ về cách xử lý tiền trong gia đình bạn lớn lên sẽ giúp bạn hiểu được nền tảng cho niềm tin của mình về tiền. Nếu bạn đã kết hôn, điều này cũng có thể giúp bạn giải quyết tận gốc những tranh cãi về tiền bạc mà bạn và vợ / chồng có thể có do kinh nghiệm của hai người có lẽ hoàn toàn khác nhau.

Nghĩ rằng bạn có thể mua được với mức giá tốt

Rất nhiều người trong số chúng ta mua sắm đơn giản chỉ bởi vì đang có chương trình giảm giá. Nhưng thực tế, đây là một chiến thuật tiếp thị tổng thể. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang nhận được một ưu đãi giảm giá hoặc “giao hàng miễn phí”, bạn có nhiều khả năng sẽ mua nhiều hơn - và đó chính xác là những gì các cửa hàng muốn.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 4.

Bạn sẽ để ý thấy mỗi một dịp sale, người ta sẽ chỉ giảm giá một số mặt hàng nhất định - nhằm kéo bạn mua những mặt hàng khác. Hay khi bạn mua một sản phẩm giá 11k trong đợt 11/11 thì bạn sẽ nhặt thêm các sản phẩm khác để đủ điều kiện miễn phí vận chuyển. Ảnh minh hoạ

Vậy làm thế nào để ngừng mua sắm bốc đồng?

1. Lập ngân sách và bám sát nó

Điều đầu tiên là bạn cần có ngân sách. Nếu bạn chưa có, hãy dừng lại và dành 10 phút để thực hiện ngay bây giờ trên giấy hay ngay trên điện thoại của bạn.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 5.

Ngân sách theo tháng, theo tuần hay theo ngày - điều này tùy thuộc vào sự tỉ mỉ của bạn. Nhưng nhất định phải có một ngân sách. Ảnh minh hoạ

Đừng nghĩ rằng lập ngân sách là xong, cốt lõi nằm ở việc bạn phải thực sự bám vào nó! Bạn phải biết số tiền của mình đi đâu mỗi tháng và sau đó thực hiện theo kế hoạch đó. Nếu chưa có ngân sách, đừng tiêu tiền.

2. Cho phép bản thân chi tiêu

Nghe rất mâu thuẫn với việc lập ngân sách đúng không? Hãy lập ngân sách nhưng vẫn tạo cho bạn sự thoải mái trong ngân sách mà bạn đề ra – hãy đặt chúng là quỹ vui vẻ.

Tùy thuộc vào tình huống của bạn, con số này có thể là 200.000 đồng / tháng hoặc có thể là 2 triệu đồng / tháng. Chỉ cần đảm bảo số lượng hợp lý và phù hợp với túi tiền của bạn.

Lần tới khi bạn đi bộ qua trung tâm mua sắm và có thứ gì đó thu hút bạn, bạn chỉ cần kiểm tra quỹ tiền vui vẻ của mình. Bây giờ bạn có thể mua sắm thoải mái trong khoảng quỹ đó! Bạn đã dự trù một phần nhỏ chi tiêu tiền cho nó, vì vậy đây không phải là một hành động mua sắm bốc đồng nữa.

3. Chờ một ngày (hoặc lâu hơn) trước khi bạn mua hàng

Hãy dành cho bản thân một ngày hoặc lâu hơn để bình tĩnh lại. Khi bạn có một cái đầu tỉnh táo và một quan điểm mới, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự sử dụng thứ này không và liệu bạn có thể trả tiền mặt cho nó ngay bây giờ hay không. Đó là một cách đơn giản để xem xét lại giao dịch.

Và hãy để ý những giao dịch chỉ kéo dài trong 24 giờ. Đừng để bộ đếm ngược thời gian giảm giá thúc đẩy bạn mua bất cứ thứ gì! Hãy ghi nhớ ưu đãi này, tiết kiệm một số tiền và sẵn sàng cho lần sau nếu bạn không đủ khả năng mua ngay bây giờ. Bởi vì nhà sản xuất sẽ lại có đợt giảm giá sớm thôi.

4. Mua sắm có kế hoạch

Hãy tìm ra những mặt hàng bạn muốn mua và số tiền bạn sẽ chi tiêu trước khi bắt đầu mua sắm. Khi có kế hoạch, bạn sẽ ít có khả năng bị bội chi hơn.

5. Cẩn thận khi bạn đăng ký nhận email tiếp thị

Có thể bạn đã làm rất tốt việc lập ngân sách, lên kế hoạch, nhưng rồi khi bạn mở email và thấy ngập tràn các ưu đãi giảm giá: giờ vàng giá shock, duy nhất hôm nay…

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 6.

Bạn có thể hoàn toàn không có ý định mua sắm gì cho tới khi nhìn thấy dòng chữ "Đừng bỏ lỡ..." trên tiêu đề email tiếp thị. Ảnh minh hoạ

Bạn chắc chắn sẽ bị những lời chào mời này thu hút sự chú ý và bạn sẽ ngay lập tức lướt xem những gì đang giảm giá. Vậy thì hãy hủy đăng ký nhận email tiếp thị ngay khi đọc xong bài viết này.

6. Đừng mua sắm khi bạn đang xúc động

Chúng ta vừa nói về vấn đề này, nhưng điều đáng nói lại là - đừng để cảm xúc điều khiển thói quen chi tiêu của bạn! Bạn có thể có một ngày tuyệt vời và thực hiện một cuộc mua sắm hấp dẫn trong lúc hồi hộp. Hoặc có thể bạn đang có một ngày tồi tệ và bạn tự nhủ rằng bạn xứng đáng có được thứ gì đó tốt đẹp hoặc món đồ này sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

Cho dù bạn đang ăn mừng hay cố gắng vui lên, đừng mua bất cứ thứ gì khi cảm xúc của bạn đang đi tàu lượn siêu tốc.

7. Mang theo ai đó khi bạn mua sắm

Trách nhiệm giải trình đi một chặng đường dài ở đây. Bạn có anh chị em hoặc bạn bè nào sẵn sàng chạm mặt và bảo bạn đừng mua thứ gì đó không? Hãy rủ họ trong chuyến đi mua sắm của bạn. Nói với họ những gì bạn định mua và nhờ họ ngăn cản khi bạn bắt đầu đi vượt ranh giới.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 7.

Hãy rủ ai đó đi mua sắm cùng bạn - nhưng hãy chọn người có thể ngăn bạn mua những thứ không có trong danh sách thay vì những người cổ vũ bạn. Ảnh minh hoạ

8. Chỉ lấy số tiền mặt bạn cần

Hãy tính xem bạn cần bao nhiêu tiền cho những món đồ bạn muốn mua và chỉ lấy số tiền đó bằng tiền mặt. Tất nhiên, đừng mang đúng số tiền mặt bạn cần nhưng lại vẫn mang theo thẻ ghi nợ.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 8.

Hãy chỉ dùng tiền mặt khi đi ra ngoài với phương châm "hết tiền, hết tiêu". Ảnh minh hoạ

Nếu bạn tuân theo kế hoạch mua sắm của mình và không mang thêm tiền, bạn không thể mua sắm nóng vội.

9. Ngừng so sánh

Nếu bạn luôn so sánh những gì bạn có (hoặc không có) với những người khác, bạn sẽ không bao giờ hài lòng. Khi bắt đầu so sánh mình với người khác, chúng ta đang chơi một trò chơi mà chúng ta sẽ không bao giờ thắng.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 9.

Đừng tự so sánh bạn với ai đó có những chiếc xe đắt tiền, túi hàng hiệu. Học cách hài lòng với bản thân cũng là một cách giúp bạn giảm mua sắm bốc đồng. Ảnh minh hoạ

Thay vì nhìn vào những gì người khác có và nghĩ bạn cũng cần điều đó, hãy lùi lại một bước và biết ơn những gì bạn có.

10. Thoát khỏi mạng xã hội

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngăn mình so sánh với người khác, thì mạng xã hội sẽ không thể cải thiện được điều đó. Điều này không có nghĩa rằng bạn phải dừng việc sử dụng các mạng xã hội mãi mãi, nhưng hãy thử xóa Instagram và Facebook trong một tuần (hoặc hơn) và xem bạn có nhận thấy sự khác biệt hay không.

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng và cách hạn chế hành vi "có hại" này - Ảnh 10.

Hãy thử xóa các ứng dụng mạng xã hội trong 1 tuần và bạn sẽ thấy được những mặt tích cực mà nó mang lại. Ảnh minh hoạ

Ngay cả khi bạn không thấy mình rơi vào bẫy so sánh đó, thực tế là mạng xã hội là một bảng quảng cáo lớn cho việc mua sắm hấp dẫn. Ở mọi nơi bạn lướt qua, đều có những người khiến bạn muốn tiêu tiền.

11. Thực hiện thử thách không chi tiêu

Hãy tự đặt thử thách cho bản thân. Bạn vẫn phải trả cho những thứ như tiền thuê nhà hoặc hóa đơn thông thường, điện nước, cửa hàng tạp hóa,… Nhưng bạn không chi tiền cho những thứ như ăn ngoài, làm tóc, giày mới hoặc phụ kiện nhà bếp mới. Về cơ bản, thậm chí là không đặt chân vào một cửa hàng trừ khi đó là để mua hàng tạp hóa (có trong danh sách của bạn!).

12. Hãy ghi nhớ mục tiêu của bạn

Mua sắm bốc đồng và bội chi sẽ ngốn hết số tiền bạn tiết kiệm được cho những mục tiêu tuyệt vời như trả bớt nợ hay đầu tư. Vì vậy, hãy tự giúp mình bằng cách ghi nhớ những mục tiêu quan trọng mà bạn đang hướng tới!

Theo Phụ nữ Việt Nam