- Khi doanh nghiệp quá lớn, họ có quyền nhất định để ngồi mặc cả với Chính phủ. Và Samsung cũng đang có lợi thế đó để đàm phán các ưu đãi. Vấn đề là ta cần tận dụng cơ hội ra sao?

Xem phần I:

Tăng trưởng giảm, lạm phát bất thường: Sức ép tiềm ẩn

Quan điểm trên đã được đưa ra trong phần II của Bàn tròn trực tuyến, do TS Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và phát triển nêu.

Chương trình Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet có chủ đề: "Kinh tế Việt Nam trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”

Ba khách mời tham gia gồm:

- Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế  và chính sách (VEPR)- Đại học Quốc gia Hà Nội

- TS. Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và phát triển (DEPOCEN)

XEM VIDEO PHẦN II TALKSHOW TẠI LINK SAU:

 

Đừng lo phụ thuộc, Việt Nam cần nhiều Samsung hơn nữa

Đừng lo phụ thuộc, Việt Nam cần nhiều Samsung hơn nữa

Chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Samsung đóng góp vô cùng lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta phải làm gì để tận dụng cơ hội, tránh rủi ro bị phụ thuộc?

 

DOANH NGHIỆP LỚN CÓ QUYỀN MẶC CẢ VỚI CHÍNH PHỦ VỀ ƯU ĐÃI

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa TS Nguyễn Ngọc Anh, khi nãy ông có nói về chuyện nền kinh tế Việt Nam nương theo các điều kiện thuận lợi của thế giới nhưng đối với những vấn đề nội tại ở trong nước thì hiện nay, nhiều người nói rằng tăng trưởng kinh tế đang phụ thuộc vào FDI và đặc biệt là phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lớn, nương theo doanh nghiệp lớn.

Nếu bây giờ, một doanh nghiệp lớn như Samsung chẳng hạn mà giảm sản lương sản xuất thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Vậy thưa TS. Nguyễn Ngọc Anh, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

TS. Nguyễn Ngọc Anh: Mình nghĩ nhận xét của bạn hoàn toàn đúng thôi, không có gì sai cả. Một doanh nghiệp như Samsung chẳng hạn, đầu tư vào lĩnh vực điện tử đã làm thay đổi cả bộ mặt ngành điện tử của Việt Nam, thay đổi cả cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu mọi người nhìn từ năm 2010 quay trở lại đây thì thì thấy rõ điều đó, Samsung xuất hiện đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu xuất khẩu, đặc biệt ngành điện tử.

{keywords}

Thời gian đầu, mọi người nhìn thấy rằng chưa có doanh nghiệp phụ trợ tham gia, nhưng gần đây rất nhiều doanh nghiệp phụ trợ tham gia vào.

Ở góc độ đóng góp của doanh nghiệp, Samsung đã có những đóng góp rất tích cực cho nền kinh tế nói chung, cho xuất khẩu cũng như góp một phần nào đó chi việc xây dựng được một vài nền tảng ban đầu của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Đặc biệt là hoạt động rất tích cực của Chính phủ và Bộ Công thương trong vấn đề này.

Gần đây, đọc báo cáo thì mọi người có thể thấy lượng doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp cấp 1 của Samsung tăng lên.

Tuy nhiên, đi cùng với đó cũng có những mặt rủi ro. Không khi nào chỉ toàn thuận lợi cả, bao giờ cũng có ngược chiều. Samsung đầu tư vào đây được rất nhiều ưu đãi về thuế, về đất đai.

Vấn đề của chúng ta là chúng ta tận dụng được gì trong việc người ta  đầu tư vào đây?

Ở một góc độ nào đấy, một số doanh nghiệp đã nâng cao được năng lực công nghệ, đã tham gia được vào chuỗi cung ứng của người ta.

Nhưng ở một vấn đề ngược lại là nếu môi trường chính sách thay đổi, nếu một địa bàn khác người ta cho những ưu đãi hơn thì rất có thể Samsung cân nhắc để dịch chuyển bớt một phần hoặc đầu tư thêm hoặc không giảm đầu tư của Việt Nam đi nhưng rất có thể đầu tư thêm chỗ khác.

Như chúng ta có thể nghe tin gần đây Samsung dự kiến mở một nhà máy điện tử ở Ấn Độ chẳng hạn. Rõ ràng chiến lược người ta là đầu tư ở Việt Nam như thế là đủ rồi.

{keywords}
Từ trái sang phải: Nhà báo Phạm Huyền, Vụ trưởng Trần Quốc Phương, TS Nguyễn Ngọc Anh (ảnh: Phạm Hải)

Nguồn cung lao động của Việt Nam có đáp ứng được cho khả năng đầu tư của người ta nếu người ta đầu tư vào đây nữa thì có đủ lao động hay không, hay lúc đấy giá nhân công lao động lại tăng lên? Lúc ấy những lợi thế để chúng ta hút họ vào ví dụ ưu đãi, thuế, đất và lao động rẻ có thể không còn nữa. Nguồn cung lao động của mình không đáp ứng được nữa thì người ta phải tính đến chuyện ra nước ngoài.

Rõ ràng việc mình phụ thuộc vào người ta, người ta mang vào là cơ hội, nhưng để chúng ta tận dụng như thế nào để sử dụng cơ hội ấy là một chuyện. Nếu chúng ta không tận dụng tốt cơ hội đó mà người ta rút đi thì ở đấy có một rủi ro nhất định. Mình nghĩ chuyện đó là chuyện tất nhiên.

Trong lý thuyết kinh tế có một khái niệm là “too big to fail”, tức là khi một doanh nghiệp nào đó quá lớn thì Chính phủ ở góc độ nào đó ứng xử với doanh nghiệp đấy cũng gặp khó khăn. Vì người ta có một quyền lực nhất định để có thể ngồi mặc cả với Chính phủ. Chính phủ không thể nào thẳng tay với họ như với những doanh nghiệp nhỏ và bình thường khác.

Trong trường hợp này, ví dụ Samsung chẳng hạn, rõ ràng Samsung có một lợi thế nhất định trong đàm phán chính sách để giành được những ưu đãi nhất định. Còn chúng ta phải làm như thế nào để tận dụng, duy trì họ ở đây, tận dung cơ hội này để phát triển các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mình nghĩ đấy là những chính sách phù hợp để tận dụng cơ hội họ mang lại.

Còn đến một ngày nào đó họ cũng dịch chuyển, chuyện đấy thì mình khó tính. Ví dụ ngày trước người ta tập trung nhiều ở Trung Quốc, bây giờ người ta dịch chuyển sang đây, rất có thể người ta lại dịch chuyển đến chỗ mới. Đó là một quá trình rất động. Có lẽ giới chính sách phải theo dõi sát sao những động thái như thế của doanh nghiệp đa quốc gia. Những doanh nghiệp đa quốc gia người ta cũng mặc cả sòng phẳng với Chính phủ thôi, không có chuyện Chính phủ làm gì được họ.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM KHÔNG CHỈ CÓ SAMSUNG, FORMOSA

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, thưa ông Trần Quốc Phương, về câu chuyện tăng trưởng kinh tế với các số liệu cũng khá phụ thuộc với doanh nghiệp lớn như Samsung thì quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra sao?

{keywords}
Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Ông Trần Quốc Phương: Tôi đồng ý là Samsung và một vài doanh nghiệp khác rất lớn. Khi một doanh nghiệp đã ở quy mô lớn như vậy thì cũng có một mức tác động nhất định với tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Tuy nhiên theo tôi phải nhìn một cách tổng thể, tức là tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam không phải chỉ có Samsung hay Formosa mà chúng ta còn có hàng trăm nghìn doanh nghiệp của Việt Nam nữa.

Chúng ta còn có cả một nền nông nghiệp và các khu vực dịch vụ khác, xuất nhập khẩu,.. tất cả đều đóng góp vào cho tăng trưởng chứ chúng ta không thể nói rằng tăng trưởng của chúng ta chỉ có Samsung. Nhưng phải thừa nhận về mặt thực tế, họ là doanh nghiệp lớn và đóng góp của họ đối với tăng trưởng là tương đối khá.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi cho rằng nền kinh tế của chúng ta cần nhiều Samsung nữa, cần những doanh nghiệp lớn như vậy.

Nó có hai ý nghĩa. Một là nếu có nhiều doanh nghiệp lớn như vậy thì chúng ta đỡ phụ thuộc vào những rủi ro kinh doanh của họ. Có thể một doanh nghiệp bị lỡ đà, bị sao đấy thì có doanh nghiệp khác sẽ đỡ lại cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai là khi nhiều doanh nghiệp lớn như vậy thì môi trường cạnh tranh cũng thôi thúc họ tự phát triển tự vươn lên chứ cũng không thể có câu chuyện như anh Ngọc Anh nói là họ mặc cả với Chính phủ hay họ thích chuyển đi đâu thì chuyển.

Lúc đấy là có môi trường hoàn toàn khác rồi và thậm chí họ còn phải ở lại để chiến đấu, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nữa. Đấy là định hướng lâu dài và bền vững mà tôi nghĩ rằng trong chiến lược thu hút FDI trong thời gian tới chúng tôi cũng tính đến trong định hướng chiến lược mới. Đặc biệt là thu hút những doanh nghiệp lớn, các công ty xuyên quốc gia, những doanh nghiệp hàng đầu đến với Việt Nam.

Vào bối cảnh như vậy, như anh Ngọc Anh nói đấy mới là cơ  hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia với họ vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tôi cho rằng đến lúc đó thì tính chống chịu cũng như tính bền vững của nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều trong bối cảnh hiện nay.

Hiện nay tôi cho rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của giai đoạn có nhiều doanh nghiệp lớn.

Vấn đề thứ hai tôi cho rằng khi tổ chức ra được những doanh nghiệp lớn thì chúng ta cần có những doanh nghiệp của Việt Nam chứ không đơn thuần chỉ có doanh nghiệp FDI. Chúng ta cũng đã manh nha có những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên cũng cần có các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác nhau nữa cho phong phú và đa dạng. Còn nếu cùng một lĩnh vực thì sức cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và sẽ có các doanh nghiệp có thể sẽ rút lui hoặc một số doanh nghiệp tồn tại.

Mặt khác, lĩnh vực của họ cũng cần đa dạng hơn để chỗ này bất lợi thì họ có thể chuyển sang chỗ khác thuận lợi hơn. Như vậy sẽ giúp cho tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam bền vững hơn.

CHỦ ĐỘNG TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI DOANH NGHIỆP LỚN VÀO VIỆT NAM

Nhà báo Phạm Huyền: Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Đức Thành có quan điểm ra sao?

PGS.TS Nguyễn Đức Thành: Theo tôi, Samsung là một doanh nghiệp lớn đầu tư ở Việt Nam thì chắc chắn đấy là một cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Vì chúng ta thử tưởng tượng bây giờ Samsung không đầu tư ở Việt Nam mà đầu tư ở nước bên cạnh thì chúng ta cũng cảm thấy ghen tị hoặc nuối tiếc rồi.

{keywords}
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR (ảnh: Phạm Hải)

Cho nên, chúng ta không nên cảm thấy đấy là một rủi ro, không phải một vấn đề tồi tệ mà thực ra chắc chắn đấy là một điều tốt.

Nhưng đúng như anh Ngọc Anh nói, cơ hội đến như thế thì chúng ta tận dụng nó như thế nào trong thời gian họ còn đang ở đây. Còn không ai biết được bản thân chu kỳ sản phẩm của điện thoại di động chẳng hạn cũng thay đổi chứ không phải do Samsung. Giống như Nokia chẳng hạn, là một đại doanh nghiệp huy hoàng rồi cũng biến mất vì chu kỳ sản phẩm của thế hệ điện thoại đó không còn nữa.

Chúng ta sẽ có được lợi thế như thế nào khi họ vào?  Chúng ta xuất khẩu được một lượng hàng khổng lồ như thế, chúng ta có một lượng ngoại hối, ngoại tệ như vậy để chúng ta xây dựng một nguồn dự trữ ngoại hối lớn như hiện nay và duy trì sự ổn định tỷ giá như hiện nay.

Các doanh nghiệp trong nước hay khu vực quốc doanh hay khu vực Nhà nước có thể lợi dụng thời kỳ ngoại tệ tương đối dồi dào này để nhập khẩu công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu để tăng cường tỷ suất nội địa hay không?

Đây là đóng góp gián tiếp của Samsung hay của các doanh nghiệp lớn khác, chúng ta phải nhìn thấy điều đó.

Nhưng nếu thời gian gần đây chúng ta không làm được gì cả, chúng ta cứ sản xuất phụ thuộc với mục tiêu chậm rãi từ từ thôi và chỉ nhập khẩu hàng tiêu dùng thôi, không tranh thủ nhập công nghệ mới chẳng hạn thì chúng ta sẽ bị thiệt.

Khi bối cảnh thay đổi như thế mà ta cũng chỉ nhận được cơ hội như giải quyết việc làm được 100 nghìn lao động từ Samsung thôi với giá nhân công tương đối rẻ thì đó là vấn đề ở ta.

Đây là việc hoàn toàn ở ta, phải khẳng định là ở ta chứ không thể nói là một ngày Samsung có vấn đề gì đó là do người ta thay đổi và nếu Samsung rời đi thì chúng ta lại bảo đấy là lỗi của họ, không phải như vậy. Vì kinh doanh toàn cầu, họ đã có chiến lược của họ.

Còn một chi tiết, khi nghe tin thì tôi cũng nghĩ mãi, như anh Ngọc Anh nói là Samsung vừa mới khai trương một nhà máy điện thoại di động, sản xuất thiết bị điện tử ở Ấn Độ, là nhà máy to nhất thế giới trong hệ thống của họ.

{keywords}
Sản phẩm điện thoại của Samsung sản xuất tại Việt Nam chiếm 50% sản lượng sản phẩm toàn cầu

Hiện nay hệ thống nhà máy Samsung ở Thái Nguyên là to nhất của Samsung toàn cầu, chiếm đến 3 phần hệ thống toàn cầu cùa Samsung.

Vấn đề được đặt ra là, bây giờ nhà máy ở Ấn Độ đó có vai trò ra sao, một mặt có thể phục vụ nhu cầu khổng lồ của Ấn Độ hay cũng là của cả thế giới nữa và khi đó, vai trò của  nhà máy Samsung Thái Nguyên ở Việt Nam liệu có những thay đổi gì không? Đấy là việc tôi nghĩ chúng ta phải quan tâm, để hình dung trước những khả năng có thể xảy ra và thích nghi phù hợp.

Cuối cùng đúng như anh Phương nói, chúng ta mời các doanh nghiệp nước ngoài vào đây, to hay nhỏ, có mang nhiều vốn vào hay không thì vấn đề lâu dài nhất là nhờ họ mà khu vực nội địa của chúng ta được phát triển lên. Phát triển thông qua sự trưởng thành về vốn, về khả năng quản lý, về khả năng công nghệ. Tất cả những cái đấy mới là giá trị bền vững để tạo ra phúc lợi, sự thịnh vượng thực sự cho đất nước này và cả cho con người của Việt Nam nữa.

Đấy là những việc chúng ta cần phải làm. Chúng ta có nhận được lợi thế đấy hay không và chúng ta có đạt được các cơ hội đấy không thì hoàn toàn phụ thuộc ở chúng ta thôi.

'CHÚNG TÔI ĐÃ GIỮ LỜI HỨA VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM"

Phản hồi các diễn giả của bàn tròn, Tập đoàn Samsung tại Việt Nam cho biết: “Trong 10 năm qua, chúng tôi đã đặt trọng tâm vào việc phát triển sản xuất sản phẩm điện tử, bao gồm cả linh phụ kiện tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết đầu tư hơn 17,3 tỷ USD và đã giải ngân gần hết số vốn cam kết này. Có nghĩa rằng, chúng tôi đã giữ lời hứa với Chính phủ Việt Nam. Có lẽ, không có DN nào có mức giải ngân lớn và nhanh chóng như vậy. Với một quy mô đầu tư lớn như vậy rồi, bây giờ vẫn còn hơi sớm để nói về chuyện đầu tư một dự án quy mô lớn khác.

Hiện nay hơn 50% điện thoại của Samsung trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay hầu như tất cả các linh kiện quan trọng của điện thoại Samsung như khung kim loại, màn hình cong, hay bộ phận nhận diện vân tay, … đều được làm ở các nhà máy tại Việt Nam. Đây là minh chứng rõ ràng cho vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong hệ thống Samsung toàn cầu".

Nhà máy tại Ấn Độ sẽ sản xuất điện thoại di động cho thị trường nội địa của Ấn Độ trọng khi từ trước đến nay Samsung Việt Nam chưa bao giờ xuất khẩu các sản phẩm điện thoại "Made-in Vietnam" sang tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Điều đó cho thấy rõ, không hề có sự liên quan và ảnh hưởng giữa việc có thêm nhà máy sản xuất tại Ấn Độ và hoạt động của các cơ sở tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

XEM TIẾP PHẦN III:

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể giống như cơn bão đã ngoài khơi xa. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát để tham mưu những đối sách thận trọng", đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết. 

Hai "ông to" đánh nhau: Việt Nam mua rẻ bán đắt

Hai "ông to" đánh nhau: Việt Nam mua rẻ bán đắt

Lẽ thường, cứ thấy hai ông to đánh nhau là mình kinh sợ, nhưng tôi cảm thấy mình cũng không bị quá nhiều bất lợi. Việt Nam có nhiều cơ hội, như việc mua rẻ bán đắt, PGS.TS Nguyễn Đức Thành nói.

Mọi ý kiến tranh luận, phản hồi về các phân tích của 3 vị diễn giả, xin gửi về email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Đức Yên, Bạt Tuấn, Huy Phúc, Xuân Quý, Thu Hồng

Ảnh: Phạm Hải

Email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn

 

Samsung xây dựng nhà máy smartphone lớn nhất thế giới ở Ấn Độ

Samsung xây dựng nhà máy smartphone lớn nhất thế giới ở Ấn Độ

Việt Nam đang là nơi sản xuất phần lớn lượng điện thoại bán ra thế giới của Samsung. Tuy nhiên, nhà máy smartphone lớn nhất thế giới của hãng này lại được đặt ở thị trường Ấn Độ.

Nhiều nhà máy Samsung hứa sử dụng 100% năng lượng tái tạo

Nhiều nhà máy Samsung hứa sử dụng 100% năng lượng tái tạo

Đây là một động thái của Samsung nhằm hưởng ứng lời kêu gọi chống lại tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Samsung vượt qua Intel, trở thành nhà sản xuất chip số 1 thế giới

Samsung vượt qua Intel, trở thành nhà sản xuất chip số 1 thế giới

Với mức doanh thu và lợi nhuận khổng lồ, Samsung đã chấm dứt sự thống trị của Intel trong vai trò là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới.

Người thừa kế Samsung quay trở lại với ghế nóng quyền lực

Người thừa kế Samsung quay trở lại với ghế nóng quyền lực

Ông Lee Jae-yong, người thừa kế tập đoàn Samsung sẽ trở lại công việc của mình trong tháng tới, sau khi thoát khỏi án tù cách đây không lâu.