{keywords}

THẤT THOÁT LỚN NHẤT Ở TÀI SẢN QUỐC GIA

LÀ ĐẤT ĐAI 

Thất thoát lớn nhất đối với tài sản quốc gia chính là tài sản về đất đai. Đây có thể nói là một tệ nạn quốc gia, sờ đâu sai đó.

Đó là nhận định của PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tại chương trình Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet vừa diễn ra. Chương trình kỳ này có chủ đề: "Nhìn lại lỗ hổng trong quản lý đất công, làm sao tránh thất thoát".

Khách mời tham gia bao gồm:

Ông NGUYỄN TÂN THỊNH - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài Chính.

PGS. TS NGÔ TRÍ LONG - Chuyên gia Kinh tế

Ông LÊ HOÀNG CHÂU - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI PHẦN I TALKSHOW TẠI CÁC VIDEO SAU:

Video 1:

1

Video 2: 

Có thể nói rằng, trong hàng chục năm qua, đất công luôn là vấn đề nhức nhối. Những người có quyền, có chức vụ thì biến đất công thành đất tư, doanh nghiệp tranh thủ quan hệ, tìm cách mua đất công với giá rẻ.

Vụ việc nổi cộm- những vi phạm trong mua bán đất, nhà đất công sản của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) ở Đà Nẵng gây xôn xao dư luận hồi đầu năm nay có thể coi một trong những hồi chuông cảnh báo về sự quản lý lỏng lẻo, sử dụng sai trái nguồn đất công của nhà nước.

Tại Hội nghị tổng kết công tác của ngành Tài chính đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, công tác quản lý tài sản công đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích làm phép nhằm hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công.

Câu nói của Thủ tướng còn đúng với nhiều trường hợp "đổi đất lấy hạ tầng" ở cơ chế BT. Những mảnh đất vàng được đổi hay giao cho các doanh nghiệp làm dự án đang nảy sinh nhiều vấn đề như lỗ hổng về định giá đất, dẫn tới gây thất thu ngân sách nhà nước.

Chia sẻ với chương trình, PGS.TS Ngô Trí Long đã nêu rõ quan điểm "đây là một tệ nạn". Ông dẫn chứng, có những ngành bên bờ vực phá sản nhưng được một cơ chế, nhờ quan hệ thân hữu với chính quyền, người có chức, có quyền nên được cung cấp cho một mảnh đất đó mà không thông qua đấu giá hay không thông qua các phương pháp mà nhà nước quy định. Hậu quả là gây thất thoát rất lớn cho ngân sách.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu dù thừa nhận mối quan hệ thân hữu đó trong giới kinh doanh bất động sản, nhưng ông cho rằng, chỉ là số ít.

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản cũng nhìn nhận: Nếu chúng ta định giá đất đó đó sát thị trường và công khai minh bạch thông qua việc đấu giá nhà đất đó sẽ chống hiện tượng xảy ra trong thời gian qua.

XEM BẢN TEXT PHẦN I TALKSHOW TẠI LINK DƯỚI ĐÂY:

Đất công bán rẻ: Cấp nào quản lý, cấp ấy phải chịu trách nhiệm

Đất công bán rẻ: Cấp nào quản lý, cấp ấy phải chịu trách nhiệm

Thất thoát lớn nhất đối với tài sản quốc gia chính là tài sản về đất đai. Theo cơ chế phân cấp hiện nay trong luật định, tài sản do cấp nào quản lý, cấp đó quyết định và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan.

XEM TIẾP PHẦN II TALKSHOW TẠI LINK SAU:

Đất công bắt buộc phải lên sàn giao dịch điện tử

Đất công bắt buộc phải lên sàn giao dịch điện tử

Đất công sẽ lên sàn giao dịch điện tử để minh bạch việc mua bán, chuyển nhượng đất công hiện nay.

XEM THÊM CÁC TALKSHOW BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN KHÁC>>>

VietNamNet

Thực hiện: Lương Bằng- Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn

email: bantrontructuyen@vietnamnet.vn

Đồ họa: Trung Hiếu, ảnh: Lê Anh Dũng