- Trong các văn bản, chứng từ gửi tới VietNamNet của ông Lê Quốc Khánh thể hiện: đơn vị đã hoàn tất hợp đồng san lấp, đã được phê duyệt giải ngân kinh phí; đã nộp tiền sử dụng đất để thực hiện dự án Khu đô thị An Dương. Thế nhưng, tiền thi công san lấp không được nhận, và dự án KĐT kiểu mẫu đầu tiên được xã hội hóa của Hà Nội dang dở qua… hai thế kỷ.

TIN BÀI KHÁC


{keywords}
Ông Lê Quốc Khánh - Giám đốc công ty IDC

Khi Hà Nội thành… con nợ?!

Hợp đồng san lấp hồ An Dương là phần việc mà IDC ký kết với Ban quản lý dự án quận Ba Đình. Trước đó, như đã nói, Tổ hợp Dị Nậu là đơn vị triển khai san lấp. Vì nhiều lý do, Dị Nậu bỏ giữa chừng. IDC đã phải thay mặt BQLDA thanh toán cho Dị Nậu số tiền 210 triệu đồng cho khối lượng công việc mà Dị Nậu đã thi công, và phải đứng ra giải quyết những khiếu kiện của các hộ dân trong khu vực san lấp.

Theo báo cáo về việc thanh lý hợp đồng san lấp hồ An Dương của BQLDA (báo cáo số 175/CV/BQL ngày 5/6/1996), IDC được thanh toán số tiền là 725.037.505 đồng (hơn 725 triệu đồng). Ngoài ra, hai khoản chi phí (210 triệu IDC trả cho Dị Nậu; 178,273 triệu là khoản chi gián tiếp), BQLDA quận Ba Đình đề nghị IDC có giải trình cụ thể để làm căn cứ đề xuất thanh toán.

“Tổng số tiền mà IDC đã bỏ ra để thực hiện dự án san lấp hồ An Dương là 1,7 tỷ đồng. Nhưng điều quan trọng nhất, là chúng tôi đã hoàn thành san lấp, đã được phê duyệt kinh phí chi trả…, nhưng gần 30 năm qua chúng tôi vẫn chưa nhận được khoản tiền này” – ông Khánh cho biết.

Sự chậm thanh khoản này đã khiến IDC rơi vào cảnh thiếu vốn.“Phải đặt vào thời điểm những năm đầu thập niên 90 mới biết, thời đó nói đến tiền triệu là rất hiếm chứ chưa nói đến tiền tỷ” – lời ông Khánh.

Về “món nợ” này, ông Khánh sau này đã có rất nhiều văn bản kiến nghị lên chính quyền các cấp đề nghị giải quyết. Kết quả là, IDC nhận được hàng trăm văn bản trả lời với nội dung chính là: hướng dẫn IDC sang gặp cơ quan “a-b-c” để được giải quyết!?

Chuyện “đòi nợ Hà Nội” của IDC mới chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Điều khiến mọi sự ở IDC dang dở cho đến tận ngày hôm nay, đó là dự án KĐT An Dương được xây dựng trên chính mặt bằng vừa được san lấp này.

Ở vào thời điểm đó, Dự án KĐT An Dương và Dự án khu nhà ở Đầm Trấu là hai dự án được triển khai theo phương thức xã hội hóa đầu tiên của Chính phủ và của Hà Nội. Nhưng, số phận đen đủi khiến KĐT An Dương vẫn chỉ là một dự án… trên giấy.

{keywords}
Nhà tạm trên đất của dự án khu đô thị An Dương

Theo QĐ số 3563/QĐ-UB ngày 25/6/2001 của UBND TP. Hà Nội: Hà Nội phê duyệt phương án đền bù cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ; giao Công ty TNHH Xây dựng IDC đầu tư xây dựng nhà ở bán và văn phòng làm việc. Tổng diện tích đất thu hồi là 13.273,696m2; tổng số tiền đền bù gần 5,515 tỷ đồng.

QĐ 3563 cũng thể hiện: diện tích đất giao tái định cư là 2.348m2. Công ty IDC có trách nhiệm liên hệ với UBND quận Tây Hồ, Sở Địa chính Nhà đất để bố trí khu tái định cư và làm thủ tục xin giao đất xây dựng khu tái định cư.

Theo QĐ số 914 của Thủ tướng CP, Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho 77 hộ gia đình nằm trong dự án thuộc diện di dời; sau khi hoàn tất dự án, IDC phải bàn giao lại quỹ nhà thu nhập thấp và hạ tầng kỹ thuật cho TP. Hà Nội. Trong những năm cuối thập niên 90, việc một DN tư nhân được giao thực hiện một dự án như vậy là rất hiếm.

Trong các văn bản của các cơ quan chuyên môn trả lời IDC đều nhắc đến một lý do: dự án chậm triển khai do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, theo GĐ IDC, ông Lê Quốc Khánh, thì lý do chính là việc “nhập nhằng” về nguồn gốc chủ sở hữu.

Năm 2003, sau nhiều nỗ lực triển khai, hợp đồng giải phóng mặt bằng của quận Tây Hồ và Công ty IDC đã tiến hành GPMB được 7.140m2 để làm nhà, làm đường cùng một phần làm dịch vụ công cộng. Công tác GPMB giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành, 30 hộ dân thuộc diện GPMB được tái định cư tại chỗ. Một khu dân cư mới xanh – sạch – đẹp được hình thành tại KĐT An Dương.

Song, mọi việc đang tiến hành trôi chảy thì Luật Đê điều sửa đổi buộc IDC phải tạm dừng 5 năm. Việc UBND quận Tây Hồ không bố trí được đất tái định cư; các hộ dân chờ đợi di chuyển không được xây dựng và làm sổ đỏ đã phát sinh khiếu nại, khiếu kiện chủ đầu tư…, IDC buộc phải đứng ra giải quyết những phát sinh này… Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến cho KĐT An Dương rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan!!!

Bài 3: "Xóm liều" trong lòng thành phố

Thái Bình