Từ một người không mang quốc tịch khi sống cảnh du mục tại vùng biên giới giáp ranh giữa Lào và Việt Nam, năm 1972, ông Hồ Quỳnh Ui (SN 1950, hiện trú thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới, TT-Huế) được nhập tịch vào Việt Nam. 

{keywords}
Hơn 20 năm qua, vợ chồng Quỳnh Ui cùng 9 đứa con sống trong căn nhà đất rách nát

 “Tôi sinh ra và lớn lên tại trên đất nước Lào thuộc vùng giáp ranh với biên giới Việt Nam. Điều kiện kinh tế, địa lí nên cuộc sống khổ cực từ nhỏ, sống cuộc đời nay đây mai đó giữa 2 vùng biên giới.

Sau khi tham gia du kích chống Mỹ, năm 1972, tôi được chính quyền vận động, cho nhập nhập quốc tịch Việt Nam và sinh sống trên vùng đất A Lưới đã gần nửa thế kỷ’”, ông Quỳnh Ui cho biết.

Được nhập tịch và trở về sinh sống tại huyện miền núi A Lưới như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Quỳnh Ui. Thế nhưng, do không được học hành, từ nhỏ sống cảnh du mục trên các sườn núi khu vực biên giới, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên hơn nửa thế kỷ trôi qua là những tháng ngày khổ cực xem lẫn bất hạnh đối với người đàn ông này.

{keywords}
Ông Quỳnh Ui quặn lòng bên căn nhà rách nát khi nói về nỗi khổ cực của gia đình

 “Tôi lấy vợ sau khi nhập quốc tịch Việt Nam được một thời gian để mong cuộc sống của gia đình đỡ khổ cực hơn. Thế nhưng, cái nghèo, cái đói vẫn không chịu buông tha, đặc biệt là sau khi sinh con, đẻ cái”, ông Ui tâm sự.

Cuộc sống nghèo khổ ngày càng đeo bám gia đình, đặc biệt là sau khi 9 đứa con của vợ chồng ông Quỳnh Ui lần lượt chào đời, đến tuổi ăn tuổi học. Thương đôi vợ chồng nghèo thất học, nhiều bà con, lối xóm và chính quyền địa phương cho mượn vài ruộng lúa để nay trồng khoai, mai trồng sắn, giải quyết bữa ăn cho qua ngày.

“Hàng ngày, vợ tôi ở nhà trồng ít cây ngô, cây sắn còn tôi thì làm thuê đan lát cho họ, mỗi ngày tiền công được hơn 100 nghìn đồng. Ngoài việc đang phải nuôi dạy 4 đứa nhỏ, 5 đứa con lớn do không được học hành, không có công việc gì làm nên giờ mỗi đứa một phương”, ông Quỳnh Ui chia sẻ.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Đức – Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết, mặc dù được sự quan tâm, giúp đỡ của người dân và chính quyền địa phương nhưng những khổ đau và bất hạnh vẫn liên tiếp đổ ập xuống gia đình vợ chồng ông Quỳnh Ui. 

{keywords}
Ngôi nhà đất chằng chịt “ổ voi, ổ gà”

 “Năm 2015, trong một lần đi làm thuê về thì ông Ui bị tai nạn gãy bàn chân, do gia đình không có kinh phí chữa trị nên bàn chân của ông Quỳnh Ui bị tật, mất sức khỏe và nay không thể làm công việc nặng. Chính vì vậy, giờ mọi lo toan kinh tế, bữa ăn hàng ngày trong gia đình đều phụ thuộc vào vợ và sự giúp đỡ của hàng xóm”, Chủ tịch UBND xã A Ngo chia sẻ.

Chúng tôi tìm về căn nhà của ông Quỳnh Ui trong một ngày cuối tháng 5, khi những trận giông bất chợt của những ngày cuối mùa hạ đổ ập xuống huyện nghèo A Lưới. 

{keywords}
Cột kèo ngôi nhàm mục nát theo thời gian

 Trong ngôi nhà cấp 4 được vợ chồng Quỳnh Ui dựng lên từ hơn 20 năm trước, những phên nứa trát đất bắt đầu mục nát. Dưới nền nhà bằng đất, những “ổ trâu, ổ gà” chằng chịt khiến chủ nhà không thể kê thêm cái bàn để ngồi uống nước khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng.

“Nhiều người nói căn nhà của gia đình tôi như một cái lán trại nhưng biết làm sao được. Mỗi lần mưa bão đến, cả gia đình phải bỏ nhà sang nhờ hàng xóm ở tạm vì mưa ập vào nhà, nước trong như ngoài.

Cả đời vợ chồng tôi phấn đấu làm ăn cũng không thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Chỉ mong chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình, cho vợ chồng tôi cùng con cái có căn nhà tạm tránh nắng, tránh mưa”, ông Ui tâm sự. 

Trước nỗi thống khổ và bất hạnh của vợ chồng người dân tộc Tà Ôi Quỳnh Ui, vừa qua, báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương xã A Ngo đã quyết định trao tặng 70 triệu đồng trích từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” do báo VietNamNet phối hợp với các Doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.

 Quang Thành