- Mẹ tôi sinh năm 1949, không có giấy khai sinh gốc vì thời đó còn chiến tranh, tuy nhiên trong hệ thống dữ liệu được sao lưu trên máy tính của huyện Nam Đàn Nghệ An có ghi nhận năm sinh này. Trong chiến tranh và sau giải phóng, tất cả các giấy tờ tuỳ thân như BHYT, BHXH, CMND, sổ hộ khẩu, thẻ Đảng viên và tất cả giấy tờ liên quan của con cái đều là năm 1950. Hiện CMND của mẹ tôi đã hết hạn sử dụng và muốn xin cấp lại CMND mới thì UBND huyện Nam Đàn và thành phố Vinh không đồng ý cấp mới theo năm sinh 1950. Luật sư cho tôi hỏi liệu mẹ tôi có thể làm lại CMND mới theo năm 1950 được không, vì tất cả các giấy tờ hiện tại đều là năm này. Nếu đổi được sang năm 1950 thì thủ tục thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tôi muốn làm lại giấy khai sinh cho mẹ... trẻ hơn 1 tuổi?

Nội dung bạn đọc Tai Tran Thi Thien (FIS ERP) <taittt@fpt.com.vn> hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Thứ nhất, trường hợp của bạn trước hết phải làm thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh theo quy định tại điều  61 và điều  63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2012/NĐ-CP về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Theo đó, thì giấy khai sinh được cấp lại sẽ phải căn cứ theo thông tin được lưu trữ, tức là giấy khai sinh của mẹ bạn sẽ chỉ được cấp là sinh năm 1949 theo đúng thông tin được lưu trữ mà không thể sửa đổi thành năm 1950 được.

Điều 63. Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh

“1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

Người yêu cầu cấp bản chính Giấy khai sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản cao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có).

Trong trường hợp phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.”

Điều 61. Nguyên tắc ghi bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

“1. Nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch.

2. Trong trường hợp sổ hộ tịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được ghi theo nội dung đã được ghi chú.”

Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Nghị định 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định về giá trị pháp lý của giấy khai sinh. Theo đó, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, mọi giấy tờ hồ sơ đều phải có nội dung phù hợp với giấy khai sinh. Như vậy, chứng minh thư của mẹ bạn cũng sẽ ghi năm 1949 theo giấy khai sinh.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc