Theo tôi tìm hiểu thì nếu nghỉ việc trước khi sinh mà đóng đủ 6 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng khi sinh thì gửi hồ sơ về BHXH quận huyện nơi cư trú để được thanh toán.

TIN BÀI KHÁC

Trong hồ sơ yêu cầu phải có sổ bảo hiểm. Nhưng sổ bảo hiểm của tôi chưa chốt được ở công ty trước (Công ty A) nên ở công ty hiện tại nơi tôi nghỉ việc (Công ty B) cũng không chốt được. (Tôi đóng đủ 8 tháng bảo hiểm tại công ty B và công ty B không nợ bảo hiểm)

Vậy trường hợp này của tôi có hướng nào giải quyết để được hưởng chế độ thai sản không?

Nếu không được thì có thời hạn để giải quyết không? (Ví dụ sau 3,4 năm nữa tôi mới chốt được bảo hiểm thì có được làm thủ tục thai sản không, tôi sinh con năm 2015 nhưng giả dụ đến năm 2018, 2019 tôi mới chốt được).

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản sau khi nghỉ việc

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Điều 9 Quyết định 01/BHXH ngày 3/1/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản

5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:

5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.

5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).

Khoản 2, 3 Điều 9 Quyết định 01/BHXH ngày 3/1/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:

2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

Thứ hai, về việc NLĐ không được chốt sổ BHXH sau khi nghỉ việc

Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định trách nhiệm của ngư¬ời sử dụng lao động: “1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;”

Khoản 2 Điều 135 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội “2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này”.

Như vậy, sau khi NLĐ nghỉ việc, NSDLĐ có trách nhiệm bàn giao sổ BHXH. Trong trường hợp công ty không tiến hành thủ tục chốt và bàn giao sổ BHXH, bạn có thể gửi đơn đề nghị Hòa giải viên phòng LĐTBXH hoặc Thanh tra sở LĐTBXH để được can thiệp giải quyết.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)