- Trước đây khi chưa lấy vợ tôi đã có nhà riêng. Sau này kết hôn rồi, vợ chồng có thế chấp ngôi nhà của tôi vay vốn ngân hàng 500 triệu để làm ăn. Do công việc làm ăn không tốt, chúng tôi bị vỡ nợ. Vợ tôi muốn ly hôn, không muốn trả nợ. Vợ tôi bảo tài sản của tôi và nhà riêng của tôi thì tôi phải trả nợ, còn vợ tôi không liên quan gì. Tôi xin hỏi luật sư, nếu chúng tôi ly hôn thì vợ tôi có trách nhiệm phải trả nợ không?

Xe chính chủ không giấy tờ: mua thế nào?

Làm gì khi người bán đất không chịu trả lại tiền đặt cọc?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 37: Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

Căn cứ theo quy định trên, mặc dù là ngôi nhà mang đi cầm cố là tài sản riêng của bạn nhưng ngôi nhà đã được hai vợ chồng bạn thỏa thuận sử dụng để vay vốn kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình nên cả hai vợ chồng bạn đều có nghĩa vụ trong việc trả nợ. Nếu việc vay mượn nhằm kinh doanh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa nhà cửa, chăm lo cho con cái... thì dù chỉ có bạn đứng tên vay mượn thì vợ bạn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn.

Theo Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn:

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ 2014: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Và tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng thì do vợ, chồng bạn tự thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của chồng.

Nếu vợ bạn không chứng minh được bạn vay mượn số tiền trên là nhằm đáp ứng nhu cầu riêng thì vợ bạn vẫn phải có trách nhiệm trả khoản nợ chung với bạn. Như vậy, sau khi ly hôn hai vợ chồng bạn đều có nghĩa vụ liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản, vợ bạn có trách nhiệm cùng bạn trả khoản nợ phát sinh từ việc vay ngân hàng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Nhà của bố mẹ chồng, ly hôn có được chia phần?

Nhà của bố mẹ chồng, ly hôn có được chia phần?

Hai vợ chồng tôi lấy nhau năm 2007, ở cùng nhà với bố mẹ chồng, đất do chồng đứng tên. Đến năm 2013 thì vợ chồng tôi mua đất ra ở riêng, hiện tại bố mẹ chồng vẫn sống tại nhà cũ.

Ly hôn một năm, nay muốn quay về làm lại từ đầu

Ly hôn một năm, nay muốn quay về làm lại từ đầu

Vợ chồng tôi ly hôn với nhau được 1 năm thì nhận ra vẫn còn tình cảm nên quyết định quay về làm lại từ đầu. Cứ thế, chúng tôi sống chung với nhau đến nay đã được 2 năm.

Cha mẹ ly hôn không nuôi, con có được coi là trẻ mồ côi?

Cha mẹ ly hôn không nuôi, con có được coi là trẻ mồ côi?

Tôi có một người cháu gái năm nay 5 tuổi. Cha mẹ cháu ly hôn không ai nuôi, để lại con cho ông bà ngoại. Nay ông bà già yếu, không đủ khả năng chăm sóc.