Luật sư tư vấn:

Tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi chụp đoạn tin nhắn của A và gửi cho người khác của B và C trong trường hợp này chưa cấu thành tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác quy định tại điều 159 bộ luật hình sự 2015.

Tuy nhiên, hành vi gửi thông tin nói xấu, trường hợp phát tán thông tin, hình ảnh của người khác vi phạm Luật an ninh mạng 2018 tại Điều 17. Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.

Khi truyền đưa thông tin gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015: Bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục hậu quả; thu nhậo thực tế bị mất hoặc giảm sút bởi thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm; bồi thường tổn thất tinh thần.

Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ- CP.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Xử phạt nặng với hành vi bạo hành trẻ em

Xử phạt nặng với hành vi bạo hành trẻ em

Trường hợp sử dụng người lao động 14 tuổi tham gia lao động vi phạm quy định nào của pháp luật lao động? Đối với bạo hành người lao động trẻ em gây thương tích như thông tin nêu trên mức xử phạt thế nào?